Mẫu Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát Bằng Bột Đá Đẹp Nhất
Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát là thị giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thường được nhắc đến nhiều trong kinh Nghiêm Hoa. Tôn tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát thường được đặt phía sau, hai bên của tượng Phật Thích Ca Mâu Ni để tạo thành bộ Hoa Nghiêm Tam Thánh.
Đây là hai vị Bồ Tát có vị trí quan trọng trong Phật Giáo, được thờ phụng vô cùng phổ biến. Trong đó, Văn Thù Bồ Tát là biểu tượng của Trí Tuệ – Bát Nhã – Giải Thoát, Phổ Hiền Bồ Tát là đại diện cho Lý, Định Hạnh. Nếu bạn đang có nhu cầu thỉnh tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát thì có thể tham khảo một số mẫu tượng dưới đây.
Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát là ai?
Nhiều người thường nhầm lẫn cho rằng Văn Thù và Phổ Hiền là một vị Bồ Tát. Thế nhưng, đây thực ra là hai vị Bồ Tát hoàn toàn khác nhau, mỗi Ngài đều có những hạnh nguyện và đại diện cho một biểu pháp riêng. Sau đây là một số thông tin về Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát có thể bạn chưa biết:
1. Văn Thù Bồ Tát
Văn Thù Bồ Tát còn gọi là Mạn Thất Lỵ, hiểu nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, tức là mọi thứ đều tròn đầy. Ngài là một trong tứ Đại Bồ Tát của Phật Giáo bao gồm Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Trong kinh Phật, bốn vị Bồ Tát này đều là Đẳng giác Bồ Tát, nghĩa là vị Đại Bồ Tát sắp thành Phật. Còn một bậc Bồ Tát nữa là Diệu giác, khi đạt tới vị Diệu giác tức là đã thành Phật rồi.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ Tát Đại Trí, đại biểu cho trí tuệ, có khả năng thấu triệt tường tận mọi chân lý. Trí có thể chuyển hóa vô minh, phiền não thành thanh tịnh, vượt lên mọi phạm trù, đạt thành tựu giải thoát. Ngài thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung, thường ngồi kiết già trên bồ đoàn bằng hoa sen hoặc cưỡi sư tử xanh. Trong tay phải Ngài là một lưỡi gươm đang bốc lửa, tay trái có thể giữ cuốn kinh Bát Nhã ở tư thế ôm vào giữa trái tim.
Trước khi tu hạnh Bồ Tát, Ngài vốn là con trai thứ ba của vua Vô Tránh Niệm, tên gọi Vương Chúng. Khi Đức vua cúng dường Phật đã khuyến khích vương tử cúng dường Đức Phật và chúng sinh. Theo lời vua cha, vương tử đã cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sanh liên tục trong ba tháng và phát nguyện cứu độ chúng sinh. Ngài được Phật Bảo Tạng thọ ký, sau vô lượng hằng hà sa số kiếp sẽ thành Phật có Phật hiệu là Phật Văn Thù ở thế giới Vô Cấu Bảo Chi.
Văn Phù Bồ Tát thuộc hàng Bồ Tát thượng thủ. Ngài thấu hiểu cả ba đức Phật tính là Giải Thoát, Bát Nhã và Pháp thân. Văn Thù Bồ Tát thường được nhắc đến nhiều trong các kinh điển Phật giáo như Kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật, Thủ Lăng Nghiêm…
2. Phổ Hiền Bồ Tát
Được biết, Phổ Hiền Bồ Tát là vị Đẳng giác Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại Thừa, có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới. Ngài được xem là người hộ vệ của những người tuyên giảng đạo pháp, là đại diện cho bình đẳng tính trí. Phổ Hiền Bồ Tát là đại biểu cho lý, định, hạnh. Là vị Bồ Tát nắm giữ định đức, lý đức và hạnh đức của chư Phật.
Trước khi xuất gia học đạo, Phổ Hiền Bồ Tát là con trai thứ tư của vua Vô Tránh Niệm. Theo lời khuyên bảo của phụ vương và các đại thần, Ngài đã phát tâm cúng dường Đức Phật và chúng sinh, nguyện phát tâm Bồ Đề để tu đạo Bồ Tát, nguyện giáo hóa mọi chúng sanh được thành Phật. Ngài được Phật Bảo Tạng Thọ Ký, sau khi trải qua hằng sa kiếp sẽ thành Phật với Phật hiệu là Phổ Hiền Như Lai, ở thế giới Bất Huyền phương Đông.
Danh hiệu Phổ Hiền được cho là xuất hiện trước tiên trong kinh Mạn Đà La Bồ Tát. Sau được nhắc đến ở nhiều tài liệu kinh Phật khác như kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm. Phổ Hiền Bồ Tát cùng Văn Thù Bồ Tát cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na (Đại Nhật Như Lai) được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Trong Mật Tông, Phổ Hiền Bồ Tát được xem là đồng thể với Kim Cương Tát Đỏa, được xưng tụng là Thiện Nhiếp Kim Cương, Chân Như Kim Cương, Như Ý Kim Cương.
Phổ Hiền Bồ Tát thuộc nhóm Phật Đại Nhật trong hệ thống Ngũ Phật. Ngài thường được mô tả trong tư thế ngồi cưỡi tọa kỵ là voi sáu ngà. Trong đó, voi trắng là biểu tượng của trí huệ vượng qua chướng ngại, chiến thắng 6 giác quan. Các pháp khí của ngài thường là ngọc như ý, viên bảo châu, cành hoa sen hoặc trang sách ghi thần chú Phổ Hiền.
3 Mẫu tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá đẹp
Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát có thể được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là những mẫu tượng bằng chất liệu bột đá cao cấp. Tượng bằng đá thường có độ bền tốt, màu sắc đẹp, tính linh cao. Các mẫu tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát của Lộc Phát được chế tác vô cùng tỉ mỉ, trau chuốt từng đường nét chi tiết. Bạn có thể tham khảo một số mẫu tượng dưới đây:
+ Tượng Văn Thù Phổ Hiền bằng đá khoáng
Tượng được làm từ chất liệu bột đá khoáng cao cấp, diện tượng đẹp, ngũ quan được thể hiện cân đối, tỉ mỉ, hài hòa. Ở mẫu tượng này, Văn Thù Bồ Tát được thể hiện trong tư thế ngồi trên sư tử xanh. Đầu Ngài đội vương miện, cổ đeo anh lạc vàng, dưới chân là một đài sen nhỏ bằng vàng nổi bật. Ngài giương cao một lưỡi gươm vàng, tượng trưng cho trí tuệ có thể chặt bỏ phiền não vô minh, đưa con người đến trí tuệ.
Trong khi đó, Phổ Hiền Bồ Tát được thể hiện trong tư thế cưỡi voi trắng sáu ngà. Trong tay Ngài cầm một cành sen vàng. Đầu Bồ Tát đội vương miện, cổ đeo anh lạc vàng, y trang đẹp đẽ, đầy ắp châu báu, dáng dấp trẻ trung cao quý.
Tượng được vẽ bằng màu khoáng tự nhiên. Đây là loại màu được chiết xuất từ tự nhiên, lên màu đẹp, độc đáo, phối màu nhẹ nhàng, trang nhã. Bề mặt tượng được phủ nhiều lớp nano giúp tăng độ bền và độ phủ bóng cho sản phẩm.
+ Tượng Văn Thù Phổ Hiền thạch anh
Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát bằng đá thạch anh cũng là một trong những mẫu tượng đẹp, được đánh giá cao về tính thẩm mỹ và quý khách có thể tham khảo. Tượng có y áo màu vàng, bề mặt mướt mịn, sáng bóng. Nước da tượng hồng hào tươi sáng, ngũ quan được thể hiện hài hòa, cân xứng.
Ở bộ tượng này, Phổ Hiền Bồ Tát được thể hiện trong tư thế cưỡi voi sáu ngà. Trong tay Ngài cầm một cành sen vàng, y áo tượng có họa tiết viền vàng sang trọng, kết hợp hài hòa với anh lạc vàng và vương miện trên đầu của Bồ Tát.
Tượng Văn Thù mô phỏng hình ảnh Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử. Trong tay Ngài cầm gậy như ý bằng vàng có đính ngọc. Cả sư tử lẫn tượng đều được làm từ chất liệu bột đá thạch anh cao cấp. Theo phong thủy, thạch anh là loại đá mang nguồn năng lượng phong thủy tích cực, tượng trưng cho trí tuệ, thành công, có thể phát huy tốt hiệu quả an lạc cảm hóa của tượng Phật.
+ Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát bằng bột đá màu khoáng
Nhìn chung, về hình tướng, mẫu tượng này với mẫu trên được thiết kế tương đối giống nhau, chỉ khác về họa tiết và màu sắc các chi tiết trên tượng. Tượng có màu sắc tươi sáng, được vẽ gấm bằng màu khoáng. Các họa tiết được vẽ thủ công, được trau chuốt tỉ mỉ, tinh tế vô cùng bắt mắt và ấn tượng.
Phổ Hiền Bồ Tát được thể hiện trong tư thế cưỡi voi sáu ngà, tay cầm nhành sen vàng.
Trong khi đó, Văn Thù Bồ Tát được thể hiện trong tư thế cưỡi sư tư xanh xám, tay cầm gậy như ý, kết cát tường. Ngài có dáng dấp trẻ trung, thân mang y sức gồm anh lạc, vòng tay, vương miện vàng sang trọng.
Cách thờ Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát
Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát thường được thờ cùng tượng Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) tạo thành bộ Hoa Nghiêm Tam Thánh. Đây là bộ tượng tượng trưng cho chân lý, sự thanh tịnh và giải thoát. Thường được thờ để thể hiện tấm lòng tôn kính ngưỡng mộ đối với chư Phật, Bồ Tát, với Tam Bảo. Với tượng Văn Thù, Phổ Hiền Bồ Tát hay Bộ Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh, bất kỳ ai có lòng thành kính, thành tâm muốn thờ đều có thể thỉnh tượng về thờ.
Cách bước thỉnh tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát
Nếu chưa biết nên thỉnh tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát như thế nào thì có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị bàn thờ trang nghiêm, đầy đủ các vật phẩm thờ cần thiết gồm bát hương, lọ cắm hoa, đôi đèn thờ, kỷ chén, mâm bồng, đèn dầu, chuông mõ (nếu cần)…
- Bước 2: Chọn mẫu tượng Phật hợp duyên, hợp mệnh từ những địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp
- Bước 3: Lập bàn thờ, bố trí đầy đủ các vật phẩm cần thiết, chuẩn bị lễ cúng tươm tất để làm lễ an vị tượng Phật.
- Bước 4: Trước ngày an vị tượng Phật, Bồ Tát, cần ăn chay niệm Phật, siêng làm việc thiện, thực hành bố thí
- Bước 5: Chọn ngày để rước tượng về và làm lễ an vị Phật.
Một số lưu ý khi thờ tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát
Được biết, Văn Thù Bồ Tát là Phật bản mệnh của người tuổi Mão, còn Phổ Hiền Bồ Tát là Phật bản mệnh của người tuổi Thìn và tuổi Tỵ. Phật bản mệnh còn gọi là Phật hộ thân, Phật bình an, Phật độ mệnh, sẽ che chở, mang đến cuộc sống bình an, sức khỏe và may mắn cho những người được Phật che chở.
Khi thờ Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Nếu thờ Văn Thù, Phổ Hiền và Phật Tỳ Lô Giá Na thì tượng Phật phải được đặt ở giữa, bậc cao hơn hai tôn tượng Bồ Tát còn lại. Trong đó, tượng Văn Thù Bồ Tát ở bên phải, tượng Phổ Hiền Bồ Tát ở bên trái.
- Nếu chỉ thờ hai tượng Bồ Tát thì tượng đặt ở hai bên, ngang hàng nhau. Còn nếu chỉ thờ một tượng Bồ Tát trên bàn thờ thì tượng cần đặt ở vị trí cao nhất, chính giữa của bàn thờ.
- Bàn thờ Phật, Bồ Tát cần được đặt ở nơi trang nghiêm, thanh tịnh. Tuyệt đối không được đặt ở phòng khách thường xuyên ăn uống hội họp. Bàn thờ tốt nhất nên đặt nơi cao, lưng tựa vào tường, hướng bàn thờ nhìn ra ban công hoặc cửa.
- Tuyệt đối không đặt tượng Phật, Bồ Tát trong tủ kính, không đặt giấy tiền, vàng mã, thức ăn thừa, bùa chú lên bàn thờ.
- Trong nhà chỉ nên thờ tối đa là ba tôn tượng Phật, Bồ Tát, không nên thờ thêm nhiều tượng khác nữa.
Trên đây là một số mẫu tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát đẹp, thần thái từ bi hỷ xả, vui tươi, hoan hỷ mà quý khách có thể tham khảo. Lộc phát còn có rất nhiều tôn tượng Đại Nhật Như Lai, Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, tượng Phật Di Lặc đẹp tại cửa hàng. Quý khách có nhu cầu thỉnh tượng có thể liên hệ qua thông tin dưới đây.
Đồ Thờ Lộc Phát
- Địa chỉ: Số 8 Đường Bình Giã, Phường 13, Quận Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093.173.8189
- Website: https://www.dotholocphat.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/banthothantaiongdialocphat/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCYspK-X8zWojWUiFBJvLbug/videos
- Pinterest: https://www.pinterest.com/dotholocphat/
Có thể bạn quan tâm:
Khách hàng phản hồi