10+ Mẫu tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ đẹp nhất (Thiện Tài Đồng Tử)
Tiên Đồng Ngọc Nữ là hai đứa trẻ xinh xắn gồm một nam và một nữ, còn được gọi là Thiện Tài Đồng Tử và Tiểu Long Nữ. Đây là hai vị đệ tử hầu cận của Quan Thế Âm Bồ Tát, thường theo sau ngài đi khắp nơi cứu độ chúng sinh, thuyết giảng Phật pháp. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ được thờ rất phổ biến, không chỉ phổ biến trong Phật giáo mà còn có ý nghĩa phong thủy đặc biệt.
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ có thể được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau, trong đó các mẫu tượng bằng bột đá cao cấp thường được ưa chuộng hơn hết. Bộ tượng gồm có 2 tượng, một tượng nam hài tử (đứa trẻ nhỏ, là con trai) đứng chắp tay và một tượng nữ hài tử (đứa trẻ nhỏ, là con gái).
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ thường được thờ cùng tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Trong đó, tượng Quan Âm Bồ Tát đứng trước, tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ được đặt phía sau. Ngoài ra, tượng còn thường được bày trí trong nhà để mang đến hiệu quả phong thủy tích cực. Giúp gia chủ gặp được nhiều điều may mắn, tốt lành, gia đạo ấm êm, con cái thông minh, xinh đẹp, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi.
10+ Mẫu tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ đẹp (kèm giá bán chi tiết)
Tiên Đồng Ngọc Nữ là hai vị đệ tử thân cận của Quan Thế Âm Bồ Tát, thường nghe Ngài chỉ dạy, thuyết giảng Phật pháp. Đồng thời cũng thường theo Ngài cứu nhân độ thế, cứu độ chúng sinh, ban phước lành đến muôn loài. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ của Lộc Phát được chế tác bởi các nghệ nhân lành nghề. Tượng nổi bật với diện đẹp, toát được dáng vẻ linh động, thông minh, rạng ngời, tràn đầy sức sống của hai tiểu tiên đồng.
Dưới đây là một số mẫu tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ đẹp, hoan hỷ thần thái vui tươi, sinh động, đẹp mắt tại cửa hàng Đồ Thờ Lộc Phát:
1. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ trắng TDNN-002
Tượng được chế tác từ bột đá cao cấp, y áo tượng có màu trắng tinh khiết, tượng trưng cho sự trong trẻo, tinh khôi. Diện tượng đẹp, vui tươi, hoa hỷ, y áo tượng được trau chuốt tỉ mỉ, tạo cảm giác tà áo đang phiêu dật theo gió. Tượng thể hiện Tiên Đồng và Ngọc Nữ trong tư thế đứng trên tòa sen, nước da tượng hồng hào, ánh mắt lanh lợi, thông minh, miệng thoáng nở nụ cười vui.
Kích thước:
- Cao 30cm – Giá thỉnh: 4.800.000 VNĐ
- Cao 40cm – Giá thỉnh: 8.400.000 VNĐ
- Cao 48cm – Giá thỉnh: 12.900.000 VNĐ
Xem chi tiết tại: Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ trắng TDNN-002
2. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bằng bột đá khoáng màu TDNN-001
Tượng được làm từ bột đá cao cấp, y áo tượng được vẽ bằng màu khoáng, phối màu hài hòa bắt mắt. Ở mẫu tượng này, Thiện Tài Đồng Tử cổ đeo khóa trường mệnh, tay chân đeo vòng vàng sang trọng, là đứa trẻ con nhà phú quý sinh ra với điềm lành. Ngọc Nữ hay còn gọi là Long Nữ được thể hiện trong tư thế đứng trên tòa sen, khuôn mặt xinh xắn đáng yêu, hai tay dâng viên Long Châu ngụ ý mang đến những điều cát lợi, tốt lành.
Kích Thước:
- 12in – Cao 30cm – Giá thỉnh: 6.900.000 VNĐ
- 16in – Cao 40cm – Giá thỉnh: 9.800.000 VNĐ
Xem chi tiết tại: Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bằng bột đá khoáng màu TDNN-001
3. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bằng bột đá thạch anh TDNN-003
Bộ tượng này được làm từ bột đá thạch anh cao cấp. Theo phong thủy, đá thạch anh có khả năng hội tụ nguồn năng lượng tích cực, tượng trưng cho thành công và trí tuệ, có thể phát huy tốt hiệu quả an lạc, cảm hóa, mang đến may mắn, tốt lành cho gia chủ. Tượng có thể bày trí trong nhà hoặc thờ cùng tượng Quan Âm Bồ Tát đều được.
Kích thước:
- Cao 30cm – Giá thỉnh: 4.800.000 VNĐ
- Cao 40cm – Giá thỉnh: 8.400.000 VNĐ
- Cao 48cm – Giá thỉnh: 12.900.000 VNĐ
Xem chi tiết tượng tại: Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bằng bột đá thạch anh TDNN-003
4. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ bột đá khoáng TDNN-004
Đây là mẫu tượng đẹp, được chế tác từ bột đá cao cấp, y áo tượng được vẽ màu khoáng tự nhiên, màu sắc tượng đẹp, nhẹ nhàng, trang nhã. Tiên Đồng Ngọc Nữ được nhiều vị Bồ Tát tu dưỡng và chỉ dạy, là những đứa trẻ xinh đẹp, lanh lợi, thông minh, có trí tuệ, luôn hết lòng cầu tiến, ham học hỏi, hướng thiện.
Kích thước:
- Cao 30cm – Giá thỉnh: 6.000.000 VNĐ
- Cao 40cm – Giá thỉnh: 10.500.000 VNĐ
- Cao 48cm – Giá thỉnh: 13.500.000 VNĐ
5. Tiên Đồng Ngọc Nữ Áo Gấm Đỏ Đế Non Nước TDNN-006
Kích thước:
- Cao 30cm – Giá thỉnh: 5.500.000 VNĐ
- Cao 40cm – Giá thỉnh: 9.100.000 VNĐ
6. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ gấm chuyển màu TDNN-005
Tượng được làm từ bột đá cao cấp, y áo tượng được vẽ gấm chuyển màu, màu sắc y áo đẹp, sang trọng, nổi bật, phối màu hài hòa, đẹp mắt. Tượng có diện đẹp, toát được thần thái lanh lợi, thông minh, trí tuệ của hai tiểu tiên đồng. Y áo tượng có màu sắc tươi đẹp, nước da tượng hồng hào, bề mặt được phủ nhiều lớp nano giúp tăng độ phủ bóng, độ bền màu và khả năng chống bám bụi.
Kích thước:
- Cao 30cm – Giá thỉnh: 6.000.000 VNĐ
- Cao 40cm – Giá thỉnh: 10.500.000 VNĐ
- Cao 48cm – Giá thỉnh: 13.500.000 VNĐ
7. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ Đế Sen Tròn Poly TDNN-007
Kích thước:
- Cao 40cm – Giá thỉnh: 6.000.000 VNĐ
8. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ Đế Sen Tròn TDNN-010
Kích Thước:
- 12in – Cao 30cm – Giá thỉnh: 6.900.000 VNĐ
- 16in – Cao 40cm – Giá thỉnh: 9.900.000 VNĐ
9. Tiên Đồng Ngọc Nữ Sứ Áo Vàng Cam Đứng Búp Sen TDNN-009
Kích thước:
- Cao 30cm – Giá thỉnh: 4.400.000 VNĐ
10. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ Sứ Trắng Đứng Búp Sen TDNN-008
Kích thước:
- Cao 30cm – Giá thỉnh: 3.300.000 VNĐ
Tiên Đồng Ngọc Nữ là ai?
Như đã đề cập, Tiên Đồng Ngọc Nữ là hai vị đệ tử nhỏ tuổi của Quan Thế Âm Bồ Tát, đứa trẻ trai gọi là Thiện Tài Đồng Tử, đứa trẻ gái gọi là Tiểu Long Nữ. Khi nói đến tiên đồng ngọc nữ, nhiều người thường nhầm lẫn đây là đứa trẻ theo hầu hai bên trái phải Ngọc Hoàng Đại Đế, thế nhưng phía sau Ngọc Hoàng Đại Đế là Kim Đồng Ngọc Nữ không phải là Tiên Đồng Ngọc Nữ.
Thiện Tài Đồng Tử
Tiên Đồng còn gọi là Thiện Tài Đồng Tử (đứa trẻ quý như vàng), là nhân vật chính trong Phẩm Nhập Pháp Giới theo Hoa Nghiêm Kinh. Thiện Tài là con của một vị trưởng giả tại Phúc Thành, Ấn Độ. Tương truyền, khi mang thai cậu, trong nhà xuất hiện nhiều điều tốt lành và những thứ trân bảo hiếm có. Do đó, cậu được cha đặt tên là Thiện Tài, nghĩa là của cải tốt lành.
Phúc Thành được xây dựng trên nền tảng phước đức, do phước báu nên khi sinh ra, nhà Thiện Tài bỗng có nhiều tiền tài của cải. Thiện Tài được Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát truyền trao chánh pháp, sau đó nhanh chóng học được trọn vẹn. Khi không còn gì để dạy, Bồ Tát liền bảo Thiện Tài đến phương Nam để bái học với một vị thiện tri thức khác.
Thiện Tài gắn liền với câu chuyện Thiện Tài Đồng Tử Ngũ Thập Tam Tham (53 lần tham vấn các vị thiện tri thức), là hình ảnh tượng trưng cho tinh thần ham học, nhiệt thành cầu đạo, không ngừng nỗ lực thực hiện khát vọng, lý tưởng của bản thân.
Các chùa viện Thiền Tông thường đặt tượng Thiện Tài bên trái tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, xuất phát từ việc Quan Âm Bồ Tát giáo hóa khi Thiện Tài Đồng Tử yết bái ngài để cầu đạo. Quan Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát được thờ phụng phổ biến nhất trong Phật giáo Đại Thừa, phía sau tượng Ngài thường là hai vị đệ thân cận là Tiên Đồng và Ngọc Nữ.
Ngọc Nữ là ai?
Tiên Đồng là Thiện Tài Đồng Tử vậy Ngọc Nữ là ai, tại sao lại đi theo Quan Thế Âm Bồ Tát? Được biết, Ngọc Nữ là Tiểu Long Nữ, con gái út của Long Vương. Tiểu Long Nữ có vẻ ngoài vô cùng xinh xắn, đáng yêu, rất thông minh, lanh lợi, được Long Vương hết mực cưng chiều.
Chuyện kể rằng, một lần nọ, ở nhân gian có tổ chức lễ hội, công chúa liền lẻ ra ngoài, biến thành một cô gái xinh đẹp đến nhân gian dạo chơi. Tuy nhiên, khi đến nhân gian, công chúa vô tình gặp nạn, bị biến lại nguyên hình. Bị một người ngư phủ nghĩ là con cá to nên bắt mang ra chợ bán.
Quan Âm Bồ Tát được chứng nhĩ căn viên thông, có năng lực nghe thấu hết thảy tiếng kêu khổ của chúng sinh. Ngài thấy rõ những gì đã xảy ra nên bảo Thiện Tài Đồng Tử hãy đến nơi Long Nữ gặp nạn, mua cá rồi đem ra biển phóng sanh. Công chúa được cứu giúp, khi trở về long cung thì bị vua cha tức giận đuổi đi.
Sau đó, nàng được Quan Âm Bồ Tát sai Thiện Tài Đồng Tử đón về bái sư, theo ngài tu tập. Từ đó về sau, phía sau Quan Âm Bồ Tát lúc nào cũng có hai đứa trẻ thông minh, xinh xắn đứng hầu cận phía sau. Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ được thờ cùng tượng Quan Âm Bồ Tát trong rất nhiều chùa viện. Phổ biến nhất là nơi thờ Tống Tử Quan Âm, được người dân thờ phụng để cầu tự (cầu con cái).
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ trong Phật giáo
Như đã đề cập, Tiên Đồng Ngọc Nữ là hai vị đệ tử hầu cận, thường theo Quan Âm Bồ Tát giáo hóa, cứu độ, ban phước lành cho chúng sinh. Theo kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử đã trải qua 53 chặng đường cầu đạo, được 4 vị Đại Bồ Tát là Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Thế Âm và Di Lặc Bồ Tát giáo dưỡng, hộ niệm trên con đường tu hành. Quan Thế Âm Bồ Tát là vị thiện tri thức thứ 28 trong Thiện Tài Đồng Tử Thập Tam Tham.
Hình tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ tượng trưng cho trí tuệ, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, một lòng hướng thiện. Trong đó, hình ảnh Thiện Tài Đồng Tử được Phật Giáo Đại Thừa làm ví dụ minh chứng cho lý Tức Thân Thành Phật. Thiện Tài đã tu đủ hành pháp là Thập tín, Thập trụ, Thập hành, Thập hồi hướng và Thập địa.
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ và Quan Âm Bồ Tát được thờ trong rất nhiều chùa viện Phật giáo Đại Thừa. Hình ảnh Thiện Tài đồng tử đứng chắp tay như đang cúng kính lắng nghe những lời thuyết pháp của các vị thiện tri thức.
Khác với Thiện Tài, Long Nữ ít được nhắc đến trong các tài liệu kinh điển Phật Giáo. Chỉ biết rằng, Long Nữ là con gái Long Vương, hữu duyên được Bồ Tát cứu giúp, sau đó bái ngài làm thầy, cùng Thiện Tài Đồng Tử học tập, thường theo Quan Âm Bồ Tát giáo hóa, cứu độ chúng sinh.
Kinh Pháp Hoa cũng có đề cập đến Long Nữ, chủ yếu là câu chuyện Long Nữ dâng châu. Khi dâng hạt châu cúng dường Phật, Long Nữ khi ấy mới 8 tuổi liền chuyển từ thân nữ sang thân nam, được thành tựu sở nguyện. Hạt châu trong tay Long Nữ được cho là biểu tượng của chân tâm, của tâm trong sáng, sáng suốt, của trí tuệ vô lậu.
Ngoài ra, vào thời xưa, lùi lại nhiều năm về trước, tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ thường được thờ cùng tượng Quan Âm Bồ Tát trong nhiều ngôi chùa, miếu, được vua chúa, quan lại và nhân dân lễ bái để cầu tự. Tượng Quan Âm cầu tự được gọi là Quan Âm Tống Tử, là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Tượng thường được thờ để cầu con cái, khác với các tượng khác, ở tôn tượng này, Quan Âm Bồ Tát thường ôm một đứa bé, hai bên là Tiên Đồng và Ngọc Nữ hầu cận.
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ trong phong thủy có ý nghĩa ra sao?
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ không chỉ được thờ cùng tượng Quan Âm Bồ Tát trong nhiều chùa viện của Phật giáo Đại Thừa mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy. Tượng có thể bày trí ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà. Tiên Đồng Ngọc Nữ không chỉ được biết đến trong Phật giáo mà còn được nhắc đến trong Lão Giáo và những lời truyền miệng, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Nói về ý nghĩa phong thủy của tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ, các chuyên gia phong thủy cho biết, việc đặt tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ trong nhà mang những ý nghĩa sau đây:
1. Cầu may mắn, tài lộc, phú quý
Thiện Tài Đồng Tử sinh ra ở Phúc Thành, tương truyền, khi cậu được sinh ra, trong nhà xuất hiện rất nhiều thứ trân bảo quý hiếm. Tượng được thể hiện trong tư thế đứng chắp tay chúc phúc, trên cổ Tiên Đồng là khóa vàng, trên tay chân là vòng vàng sang trọng. Do đó, hình tượng Thiện Tài Đồng Tử trong phong thủy tượng trưng cho điềm lành, cho phú quý và tài lộc.
Trong khi đó, Ngọc Nữ là Tiểu Long Nữ, con gái của Long Vương, vốn có thân phận cao quý. Từ lâu, rồng và con của rồng vốn là biểu tượng của thịnh vượng. Ngoài ra, tượng Long Nữ thường được thể hiện trong tư thế cầm viên Long Châu tượng trưng cho thái bình, thịnh vượng, giàu sang và quyền lực.
Vì thế, tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ thường được các gia đình làm ăn, kinh doanh bày trí trong nhà để cầu mong bình an, may mắn, giàu sang, phú quý. Có thể giúp gia chủ thu hút tài lộc, tăng trưởng danh vọng, việc làm ăn, kinh doanh, buôn bán được thuận lợi suôn sẻ.
2. Cầu bình an, hạnh phúc và phước lành
Tiên Đồng Ngọc Nữ là hai vị đệ tử hầu cận, thường theo Quan Thế Âm Bồ Tát giáo hóa, cứu độ chúng sinh. Quan Âm Bồ Tát được thờ phụng vô cùng phổ biến trong Phật giáo Đại Thừa. Ngài tượng trưng cho tinh thần Đại Bi của Phật giáo, có hạnh nguyện cứu khổ cứu nạn tất cả chúng sinh thành tâm trì niệm danh hiệu Ngài.
Nếu không thờ Quan Âm Bồ Tát, gia chủ cũng có thể bày trí tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ trong nhà, cửa hàng để cầu bình an, may mắn, hạnh phúc và những điều đại cát đại lợi, những điều tốt lành trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ còn được xem là biểu tượng của phước lành, may mắn và hạnh phúc. Tượng thể hiện hai đứa trẻ lanh lợi, xanh đẹp, ánh mắt linh động tươi sáng, khuôn mặt vui tươi, phúc hậu, dáng vẻ ngoan ngoãn, đáng yêu, có thể mang đến hòa khí và hạnh phúc cho gia đình. Đặt tượng trong nhà có thể hóa giải cãi vã, xích mích và những mâu thuẫn không đáng có trong gia đình.
3. Cầu con cái, gia đình hạnh phúc, sum vầy
Như đã đề cập, nhiều gia đình thường thờ tượng Quan Âm Bồ Tát và tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ để cầu con cái, mong gia đình sớm có tin vui. Tiên Đồng Ngọc Nữ là những đứa trẻ thông minh, xinh xắn, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, ngoan ngoãn và hướng thiện.
Việc đặt tượng trong nhà ngoài ý nghĩa cầu tự còn thể hiện mong cầu gia đình đông con đông cháu. Con cháu thông minh, giỏi giang, có trí tuệ, có hiểu biết, luôn nỗ lực, cố gắng học hỏi, có tinh thần cầu tiến và luôn hướng thiện.
Vị trí đặt tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ trong nhà
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ có thể thờ cùng tượng Quan Âm Bồ Tát hoặc để bày trí trong nhà giúp mang đến hiệu quả và nguồn năng lượng phong thủy tích cực. Tùy vào mục đích mà chúng ta có cách bày trí tượng sao cho phù hợp. Có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Vị trí đặt tượng khi thờ phụng
Tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ thường được thờ cùng tượng Quan Âm Bồ Tát. Nếu là Phật tử hoặc gia đình mộ đạo, muốn thờ Quan Âm Bồ Tát để thể hiện lòng tôn kính với Ngài hoặc chỉ đơn giản là cầu Phật Bà Quan Âm phù hộ độ trì, để không gian nhà ở thêm phần ấm cúng thì tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ có thể đặt cùng trên bàn thờ Quan Âm Bồ Tát.
Đối với trường hợp này, tượng Quan Âm Bồ Tát sẽ được đặt ở vị trí trung tâm, phía sau là tượng Tiên Đồng và Ngọc Nữ. Trong đó, tượng Tiên Đồng đặt ở bên tay trái tượng Quan Âm, tượng Ngọc Nữ đặt ở bên tay phải tượng Quan Âm.
Vị trí bày trí tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ chuẩn phong thủy
Trong phong thủy, tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ là tượng phong thủy có linh khí cao, mang nguồn năng lượng tích cực. Tượng có ý nghĩa mang đến may mắn, hạnh phúc, tài lộc, của cải, con cái và những điều tốt lành cho gia chủ. Đồng thời, đặt tượng trong nhà hay cửa hàng cũng sẽ giúp gia chủ luôn có tinh thần cầu tiến, vươn lên, hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Tượng có thể bày trí ở phòng làm việc, bàn làm việc, kệ ti vi, vách ngăn trang trí ở phòng khách, ở quầy lễ tân, khách sạn… Những không gian sạch sẽ, sang trọng đều là nơi thích hợp để bày trí tượng phong thủy. Tùy vào kích thước không gian mà chúng ta lựa chọn kích thước tượng trang trí sao cho phù hợp.
Khi đặt tượng trong nhà, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tượng cần được đặt nơi sạch sẽ, ánh sáng đầy đủ, tránh những nơi tối tăm, ô uế, không đặt trong nhà tắm, phòng ngủ
- Tượng cần được giữ sạch sẽ, nên lau chùi khi tượng bám nhiều bụi bẩn
- Mặt tượng hướng ra ngoài, không đặt tượng trong tủ, không hướng mặt tượng vào trong tường, vách tủ.
Cách thờ tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ cùng Quan Âm Bồ Tát
Đa phần các gia đình thường thỉnh tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ để thờ cùng tượng Quan Âm Bồ Tát. Việc thờ Quan Âm Bồ Tát và hai vị đệ tử thân cận của Ngài mang nhiều ý nghĩa. Dù xuất phát từ mục đích, ý nghĩa nào thì người thờ cũng cần phải thành tâm, thật sự mong muốn được thỉnh và thờ tượng Ngài.
Để thờ Quan Âm Bồ Tát và Tiên Đồng Ngọc Nữ, trước hết, gia chủ cần chọn được tôn tượng vừa ý, hợp duyên. Khi chọn thỉnh tượng, hãy ngắm nhìn tượng thật lâu, nếu sinh lòng yêu thích, thấy lòng bình yên, nhẹ nhõm thì hãy thỉnh tôn tượng ấy.
Sau khi đã chọn được tôn tượng phù hợp, gia chủ chọn bàn thờ, vị trí thờ Phật, Bồ Tát phù hợp rồi bày biện bàn thờ. Tiếp đó, có thể tiến hành gửi tượng vào chùa để khai quang hoặc trực tiếp thỉnh tượng về và an vị trên bàn thờ. Cách thỉnh và thờ tượng sẽ được Lộc Phát hướng dẫn trực tiếp, chi tiết khi quý khách đã chọn đã tôn tượng phù hợp.
Tượng Quan Âm Bồ Tát và Tiên Đồng Ngọc Nữ sau khi được an vị thì có thể thờ cúng như bình thường. Trong quá trình thờ cúng, vào các ngày mồng 1, 15 và ngày vía Quan Âm Bồ Tát, ngày lễ lớn trong đạo Phật, gia chủ nên ăn chay, niệm Phật, cúng hương hoa, trái cây cho bàn thờ.
Lưu ý khi thờ Quan Âm Bồ Tát và Tiên Đồng Ngọc Nữ
Trong quá trình thờ cúng, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Bàn thờ Quan Âm và Tiên Đồng Ngọc Nữ cần được đặt ở nơi cao, thanh tịnh, yên tĩnh, tránh những nơi ồn ào, thường xuyên tụ tập, ăn uống.
- Đồ cúng Phật, Bồ Tát là đồ chay, thịnh tịnh, nên cúng nước suối, nước lọc, không cúng trà, nước ngọt.
- Trái cây cúng Bồ Tát nên là trái cây tươi, mới, hoa cúng là hoa tươi, không dùng hoa giả, trái cây giả.
- Nên chọn thỉnh tượng thờ ở những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để có thể đảm bảo về chất lượng tượng. Tượng sẽ được thờ trong thời gian dài, nên chọn tượng có chất lượng tốt để tránh tình trạng tượng bị phai màu, nứt vỡ, xuống cấp.
- Người thờ Phật Bà Quan Âm và Tiên Đồng Ngọc Nữ nên siêng ăn chay, làm điều thiện, việc thiện, hạn chế sát sanh đặc biệt tránh sát sanh tại tư gia.
Trên đây là một số mẫu tượng Tiên Đồng Ngọc Nữ đẹp tại kho Đồ Thờ Lộc Phát. Quý Sư Thầy, Sư Cô, quý Phật tử tại gia có nhu cầu thỉnh tượng có thể liên hệ Lộc Phát thông qua thông tin dưới đây:
Đồ Thờ Lộc Phát
- Địa chỉ: 8 Đường Bình Giã, Phường 13, Quận Tân Bình, TPHCM (Xem bản đồ)
- ĐT: 0931738189
- Website: www.dotholocphat.com
- Mở cửa :: T2 – CN / 7:00 AM – 9:00 PM
Xem thêm:
- +79 Mẫu Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát Đẹp Từ Bi Bằng Đá Ngọc
- CÁCH THỈNH PHẬT VỀ THỜ TRONG NHÀ CHUẨN NHẤT
- Cách Chọn Đèn Thờ Phật Bà Quan Âm Bồ Tát Sao Cho Đúng Nhất
Khách hàng phản hồi