Tượng Tam Thanh Đạo Tổ đẹp và ý nghĩa thờ cúng
Tan Thanh Đạo Tổ là 3 vị thần tiên tối cao trong Đạo Giáo, đại diện cho ba ngôi vị tối cao và thần thái trong vũ trụ, bao gồm Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn và Linh Bảo Thiên Tôn. Mỗi vị đều có vai trò đặc biệt, góp phần duy trì trật tự và sự cân bằng của vũ trụ. Tượng Tam Thanh được thờ ở nhiều nơi, có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, dưới đây là một số mẫu tượng Tam Thanh Đạo Tổ đẹp tại cửa hàng Đồ Thờ Lộc Phát.
2 Mẫu tượng Tam Thanh Đạo tổ diện đẹp, trang nghiêm
Tam Thanh Đạo Tổ là ba vị tổ chủ trì cõi trời, được xem là nguồn gốc của vạn vật, có đạo hạnh và pháp lực cao thâm. Tôn tượng các Ngài thường được thể hiện trong tư thế ngồi, thân mặc đạo bào, dáng vẻ những ông lão “tiên phong đạo cốt”, là những vị có phong thái tiên nhân, cốt cách đạo đức, đạo hạnh uyên thâm, phong thái siêu trần, thoát tục.
Tượng Tam Thanh Đạo Tổ được thờ theo bộ 3 tượng gồm tượng Nguyên Thủy Thiên Tôn – Đạo Đức Thiên Tôn và Linh Bảo Thiên Tôn. Các ngài là biểu tượng của Đạo Giáo, dáng vẻ hiền từ mà cao quý, thân tướng trang nghiêm, mang đến sự xa xưa, tĩnh tịch. Tượng Tam Thanh Đạo Tổ không quá phổ biến trên thị trường, các tượng hiện nay chủ yếu được làm từ poly, composite, bột đá, đồng hoặc gỗ… Một số mẫu tượng Tam Thanh Đạo Tổ đẹp, thanh toát, toát được dáng vẻ tiên phong đạo cốt của các Ngài tại Đồ Thờ Lộc Phát có thể kể đến như:
1. Tượng Tam Thanh Đạo Tổ bột đá hào quang lá đề
Tượng được làm từ bột đá cao cấp, kích thước 30 – 40cm, là bộ gồm 3 tượng, tượng trưng cho 3 vị lần lượt là Thái Thượng Lão Quân (Đạo Đức Thiên Tôn), Nguyên Thủy Thiên Tôn và Linh Bảo Thiên Tôn. Tượng được làm từ bột đá, y áo tượng được vẽ màu thủ công, màu sắc đẹp, hài hòa, các chi tiết được trau chuốt vô cùng tỉ mỉ, tinh tế, toát được phong thái thần tiên, cốt cách thanh lãnh, cao quý của các Ngài.
Trong đó, Thái Thượng Lão Quân tay cầm quạt, có râu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ, y áo được vẽ màu thủ công. Đạo bào của Ngài có màu vàng cam, phía sau có hào quang lá đề đẹp, sang trọng. Ngài có khuôn mặt phúc hậu, ánh mắt hiền từ, miệng thoáng nở nụ cười nhẹ nhàng, mang đến cảm giác gần gũi, hòa ái.
Bên cạnh Thái Thượng Lão Quân là Nguyên Thủy Thiên Tôn, được gọi là Ngọc Thanh Thánh Cảnh Đại La, là vị thần tối cao nhất trong Tam Thanh, được coi là vị thần nguyên thủy ban đầu của tất cả vạn vật và hiện tượng trong vũ trụ. Tôn tượng Ngài được thể hiện trong tư thế ngồi tọa thiền, thân mặc đạo bào màu tro, trong tay là viên minh châu. Râu tóc Ngài đều có màu xám tro, đầu đội kim quang, sau lưng có hào quang lá đề.
Cuối cùng, trong bộ ba tượng Tam Thanh Đạo Tổ là tượng Linh Bảo Thiên Tôn. Tôn tượng của Ngài được thể hiện trong tư thế ngồi, tay cầm cành sen ngọc, đạo bào màu đỏ cam, râu dài, tóc đen, trên đầu đội kim quang, sau lưng có hào quang lá đề, dáng vẻ trang nghiêm, đẹp đẽ. Ánh mắt Ngài nhìn xuống, dáng vẻ trầm tư, thanh tĩnh.
2. Tượng Tam Thanh Đạo Tổ bột đá vẽ gấm
Đây cũng là một trong những bộ tượng Tam Thanh Đạo Tổ đẹp hiện có tại cửa hàng Đồ Thờ Lộc Phát. Tượng được làm từ bột đá cao cấp, diện tượng đẹp, trang nghiêm, nước da tượng hồng hào, ngũ quan hài hòa. Các chi tiết tượng được trau chuốt vô cùng tỉ mỉ tinh tế, mang đến cảm giác vô cùng tự nhiên, chân thực.
Ở bộ tượng này, Thái Thượng Lão Quân ngồi trên ghế tay rồng, tay ghế được dát vàng sang trọng. Ngài là một ông lão thần tiên râu tóc bạc phơ, tiên phong đạo cốt, phong thái của một bậc thần tiên cao quý, gần gũi. Ngài mặc đạo bào màu nâu, ánh mắt nhìn xuống trang nghiêm, miệng thoáng nở nụ cười nhẹ nhàng, hiền từ. Trong tay Ngài là phất trần trắng và bình hồ lô vàng chứa tiên dược, là 2 vật đặc trưng thường gắn liền với Thái Thượng Lão Quân.
Bên cạnh Thái Thượng Lão Quân là Nguyên Thủy Thiên Tôn, tôn tượng Ngài được đặt ở chính giữa của bộ tượng. Nguyên Thủy Thiên Tôn mặc đạo bào màu xanh tro, trong tay cầm một viên ngọc châu. Ngài là đầu mạch khai sinh ra vạn hữu chúng sinh, ban tặng linh hồn và sự sống cùng muôn món quà quý giá.
Ở vị trí thứ ba từ trái sang phải là Linh Bảo Thiên Tôn. Ngài ngồi trên ghế tay rồng, râu dài, tóc đen, thân mặc đạo bào màu trắng cam. Tay Ngài bắt ấn, trong tay kia là gậy như ý vàng nạm ngọc tượng trưng cho thân phận, địa vị và quyền lực.
Tam Thanh là gì? Thân phận, địa vị của Tam Thanh Đạo Tổ
Tam Thanh là tên gọi chung của ba vị thần tiên tối cao của Đạo Giáo. Các vị này gồm Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn và Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn. Danh hiệu của các vị này đều có chữ Thanh nên gọi chung là Tam Thanh (三清). Tam Thanh Đạo Tổ là ba vị tổ sư tối cao được xem là biểu tượng của Đạo giáo, là đệ tử chính thức của Hồng Quân Đạo Tổ, cũng là những nhân vật chủ chốt trong thần thoại Trung Hoa.
1. Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn
Nguyên Thủy Thiên Tôn (元始天尊) hay Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn là học trò đầu tiên của Hồng Quân lão tổ. Ngài ngự ở cõi Thánh Cảnh, cung Tử Hư, thuộc tầng trời Đại Niết Bàn, là vị tôn thần có địa vị tối cao trong Tam Thanh. Ngài được sinh ra từ khí gốc của vũ trụ, được gọi là khí thái cực, khí nguyên gốc trước khi phân chia thành lưỡng nghi âm dương. Nguyên Thủy Thiên Tôn cũng được tôn xưng là vị đạo tổ chủ trì cõi trời.
Nguyên Thủy Thiên Tôn được gọi là Ngọc Thanh Thánh Cảnh Đại Lại, trong đó, từ Thiên Tôn để chỉ cho thiên địa chí tôn, một cách xưng hô thể hiện sự tôn trọng tối cao. Ngài có trước từ thuở hỗn độn, trước khi có cả không gian và thời gian. Là khởi nguyên sinh ra chúng thánh, là đầu mạch sinh ra vạn hữu chúng sinh. Ngài là đấng vô hình vô tướng, không có tư tình tư dục, mặt lành uy nghiêm nhưng cũng là đấng khiêm nhu, thường quảng cứu chúng sinh.
Theo lịch đại thần tiên thông giám, Nguyên Thủy Thiên Tôn là vị Tôn Thần hàng đầu trong đạo giáo, được tôn xưng là vị tổ chủ trì cõi trời. Ngài có địa vị vô cùng cao quý, tuy nhiên, sự xuất hiện của Ngài lại diễn ra sau Thái Thượng Lão Quân. Ban đầu, trong Đạo Giáo không có đề cập đến Nguyên Thủy Thiên Tôn, ngay cả trong thần thoại truyền thống cũng không thấy xuất hiện. Danh xưng của Ngài xuất hiện lần đầu tiên trong “Chẩm trung thư”, sau xuất hiện nhiều trong các thần thoại kinh điển, phổ biến nhất là tiểu thuyết “Phong Thần Diễn Nghĩa”.
2. Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn
Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn là Thái Thượng Lão Quân, còn gọi là Lão Tử, được coi là người sáng lập Đạo Giáo, đã giáng thân vào thế gian dưới hình dạng Lão Tử (Tổ Đạo Giáo) và truyền bá triết lý của Đạo Giáo. Thái Thượng Lão Quân có nhiều tôn hiệu và danh xưng như Hỗn Nguyên Lão Quân, Vô cực chí tôn, vô cực lão tổ, Thái Thanh Đại Đế, Thánh Thanh Cao Thánh Hư Vô Chí Tôn Thái Thượng Ngọc Thần Nguyên Hoàng Đại Đạo Quân…
Thái Thượng Lão Quân đứng hàng thứ hai trong Tam Thanh Đạo Tổ, nhưng lại xuất hiện và nhắc đến trước Nguyên Thủy Thiên Tôn. Ông trị vì cõi Thanh Cảnh, chưởng quản nhân giáo, đảm đương việc lễ nghĩa, tu luyện, bào chế linh đơn. Thường truyền kinh pháp cứu độ chúng sinh, truyền thụ cho người có tiên duyên học, luyện.
Ngài là vị thần tiên tối cao, có trước trời đất, thống lĩnh ngự trị thiên địa càn khôn, có thể biến hóa vạn vật, tạo ra vạn vật thế gian. Ngài cũng là vị thần trường sinh bất tử, theo thần thoại của Đạo Giáo, Thái Thượng Lão Quân tồn tại trước cả trời đất, do khí hỗn mang ngưng kết mà thành. Ông ngụ tại cung trời Đâu Suất, tầng trời thứ 33, nơi có lò Bát quái để luyện chế các loại tiên đơn thánh thủy. Thái Thượng Lão Quân ở Thái Thanh trong Tam Thanh.
3. Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn
Linh Bảo Thiên Tôn là Thượng Thanh trong Tam Thanh, có tôn hiệu Thượng Thanh Đại Đạo Quân, Thượng Thanh Đại Đế, Linh Bảo Đạo Quân, Hỗn Minh Đại Thiên Tôn, Thượng Thanh Cao Thánh Thái Thượng Ngọc Thần Nguyên Hoàng Đại Đạo Quân… Linh Bảo Thiên Tôn mang trọng trách duy trì trật tự cũng như quản lý các hiện tượng thiên nhiên trên bầu trời.
Linh Bảo Thiên Tôn ngụ tại tầng trời thứ 34, cung trời Châu Nhật, nơi tạo ra các tinh tú và bảo vệ Thiên Đình. Linh Bảo Thiên Tôn trong thần thoại Trung Hoa được gọi là Thông Thiên Giáo Chủ, là đệ tử thứ 3 của Hồng Quân Lão Tổ, nắm giữ Tru Tiên Tứ Kiếm, được cho là người giỏi và mạnh nhất trong Tam Thanh.
Linh Bảo Thiên Tôn chỉ dạy cho rất nhiều người tu đạo để trở thành tiên, số lượng không đếm xuể. Môn hạ của Ngài đặc biệt đông đảo, người tài vô số. Ngài luôn quan niệm rằng chúng sinh đều bình đẳng, chỉ cần kiên trì, nỗ lực, có tài đức, có khát vọng, không ngại gian khổ thì đều được trao cho cơ hội tu tập.
Thần thoại về sự xuất hiện của Tam Thanh
Theo một số thần thoại Trung Hoa, vào thuở Hỗn Độn sơ khai, khi Trời – Đất chưa phân rõ ràng, chỉ mới có Thái Vô Nguyên Khí (còn gọi là hỗn nguyên khí), có Nguyên Thủy Thiên Vương là nguyên lý sơ khai, tồn tại đầu tiên, mang ý chỉ của sự ban đầu, không phải là một vị thần.
Khi hình thành thái cực hình thành và phân chia lưỡng nghi âm dương, thể chất của Nguyên Thủy Thiên Vương ngưng kết thành Bàn Cổ, Bàn Cổ khai thiên lập địa, phân chia Trời và Đất, sau đó Ngài kiệt sức, nguyên thần chuyển hóa thành ba vị Thiên Tôn là Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn và Đạo Đức Thiên Tôn.
Tam Thanh diễn hóa thành các vị thần thánh, tiên nhân, trong đó 3 vị Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn và Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn là ba vị thần tối cao trong Đạo Giáo. Theo thuyết này, Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng là một vị thần do Nguyên Thủy Thiên Tôn chỉ định.
Trong Thần điện của Đạo giáo, tương truyền, trước đây, ba ngôi vị cao nhất là Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thái Thượng Lão Quân và Ngọc Hoàng Đại Đế. Đến thời Tùy và Đường, Ngọc Hoàng Thượng Đế được tách ra, gọi là Thái Thượng Đại Đạo Quân, đến thời Tống thì được thay đổi thành Linh Bảo Thiên Tôn. Ba ngôi trong Đạo Giáo được chia làm Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh, tạo thành Tam Thanh và duy trì đến thời bấy giờ. Trong khi đó, Ngọc Hoàng Thượng Đế được chuyển xuống vị trí dưới Tam Thanh và xếp trong hàng Tứ Ngự.
Ý nghĩa của việc thờ Tam Thanh Đạo Tổ
Tam Thanh Đạo Tổ chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong hành trì, được hầu hết các đạo quán cung phụng. Hầu hết, người ta thường thờ tượng các Ngài cùng nhau, hiếm khi có sự thờ kính riêng rẽ từng vị một.
Được biết, các đạo quán thường cử hành pháp hội mừng kinh thánh thọ của Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thái Thượng Lão Quân và Linh Bảo Thiên Tôn vào các ngày đông chí, rằm tháng 2 và ngày Hạ chí. Trong kỳ pháp hội, mặc dù không tập trung vào Tam Thanh nhưng khi thực hiện các nghi thức phải có sự tôn kính và lễ bái tôn tượng các Ngài.
Việc thờ tượng Tam Thanh là cách thể hiện lòng tôn kính với các vị thần tiên tối cao trong Đạo Giáo, hầu hết các đạo quán đều có thờ tượng của các Ngài. Việc thờ cúng tượng các Ngài cũng là cách để thể hiện niềm tin với thế giới tâm linh. Những người học, luyện thờ tượng các Ngài sẽ giúp gia tăng sự kết nối tâm linh, được Đạo Tổ che chở, nhận được sự che chở, bảo hộ và chỉ dạy của dạy của các Ngài.
Các gia đình thường thờ tượng Tam Thanh để kích hoạt phong thủy, cầu bình an, may mắn, tài lộc, xua tan hung khí, ngăn chặn các nguồn năng lượng xấu. Thái Ất chân nhân có đề cập, nhà nào có Đạo Đức Kinh và thường tụng kinh này thì có thể tránh được tai kiếp, tai qua nạn khỏi, tài lộc, may mắn tự đến. Người nào thường trì tụng sẽ được thiên thần ở 10 cõi trời hộ thân, được ngọc phù bảo thần kim dịch luyện, hình thần vào đạo hợp thân.
Ngoài ra, việc thờ Tam Thanh, thường tụng Đạo Đức Kinh thì sẽ được sống lâu, bình an, may mắn, được du hành tam giới và vào được Kim Môn. Được ngũ lộ thần tài chỉ lối, Văn Xương ban pháp học danh, khi ngộ giải thì chư thánh giữ cửa, tai chướng chẳng xâm. Dân gian tin rằng, chỉ cần khấn niệm tên Ngài thường tụng Đạo Đức Kinh thì sẽ được ban phúc, trừ họa, mùa màng bội thu, quốc thái dân an, gia đạo ấm êm…
Trên đây là một số mẫu tượng Tam Thanh Đạo Tổ đẹp và ý nghĩa của việc thờ tôn tượng các Ngài. Ngài vía của Nguyên Thủy Thiên Tôn là mùng 1 tháng giêng. Tượng Tam Thanh thường được thờ cùng nhau, hiếm gặp trường hợp thờ riêng lẻ. Ngoài ra, tượng thờ thường được khai quang theo nghi thức Mao Sơn.
Xem thêm:
Khách hàng phản hồi