Mẫu Tượng Cửu Thiên Huyền Nữ đẹp và ý nghĩa thờ cúng
Cửu Thiên Huyền Nữ là vị thần nữ nổi tiếng trong Đạo Giáo và các thần thoại Trung Hoa. Đồng thời, trong văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Bà là vị thần độ mạng cho nữ giới, đặc biệt là những người có Thiên Can Giáp – Ất – Nhâm – Quý. Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ là biểu tượng cho chính nghĩa, cho sự trường thọ và lòng từ bi. Tượng bà được thờ tại rất nhiều nơi, đặc biệt là trong Đạo Mẫu tại Việt Nam.
Cửu Thiên Huyền Nữ Nương Nương là ai?
Cửu Thiên Huyền Nữ (九天玄女) là vị nữ thần biểu tượng của chiến tranh bảo vệ hòa bình, chính nghĩa, lẽ phải và sự trường thọ trong thần thoại Trung Hoa. Bà là vị Thần nữ tối cao tại trời Tạo Hóa, làm chủ tạo hóa và là thầy của bách nghề. Một số tên gọi khác của bà có thể kể đến như Cửu Thiên Nương Nương, Hoằng Nhân Thánh Mẫu, Huyền Nữ, Oa Huỳnh, Cửu Thiên Huyền Mỗ…
Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ được xem là vị thần nữ nổi danh trong hàng tiên ban, được nhiều người biết đến, bắt nguồn từ những truyền thuyết thần thoại cổ xưa của Trung Quốc. Sau được Đạo Giáo tôn sùng, được mệnh danh là nữ thần tượng trưng cho sự trường thọ.
Tại Việt Nam, tục thờ Cửu Thiên Huyền Nữ nằm trong tín ngưỡng thờ Mẹ Sanh Mẹ Độ và các nữ thần độ mệnh, còn gọi là tín ngưỡng thờ Mẫu. Tín ngưỡng này có lịch sử truyền thống lâu đời, bắt nguồn từ tập tục thờ cúng các nữ thần tự nhiên. Trong tín ngưỡng của người Việt, Thánh Mẫu là những bậc thần linh thần thông quảng đại cũng rất đỗi từ bi.
Việc thờ Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ được thờ bởi người Kinh lẫn người Hoa tại các trang thờ, điện thờ và nhiều ngôi chùa lớn nhỏ. Theo thuyết của người Việt, Bà là người cai quản cõi trời, cũng là nữ thần độ mạng cho phái nữ trong từng gia đình. Người ta thường đặt trang thờ bà đối xứng với trang thờ Quan Thánh Đế Quân (ông độ mạng cho nam giới).
Mẫu tượng Cửu Thiên Huyền Nữ diện đẹp, trang nghiêm
+Tượng Cửu Thiên Huyền Nữ ngồi áo gấm CTHN-001
Tượng được làm từ bột đá cao cấp, y áo tượng được vẽ bằng màu gấm, kỹ thuật vẽ màu tinh tế, tỉ mỉ, màu sắc đẹp, tươi sáng, phối màu hài hòa. Tượng thể hiện Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ trong tư thế ngồi trên tảng đá, phía dưới là tạo hình đám mây và hoa sen trang nhã.
Ngài có tướng mạo đoan trang, đẹp đẽ, đầu đội mũ Phượng mạ vàng, cổ đeo anh lạc, phục sức tinh xảo. Trong tay là thanh kiếm tượng trưng cho chính nghĩa, tay kia là hồ lô vàng tượng trưng cho sự trường thọ. Dưới chân Ngài là một con chim Phượng lớn, là loài chim thần điểu tượng trưng cho quyền lực, sự cao quý trong thần thoại của người Á Đông.
Kích thước:
- 12in – Cao 30cm – Giá thỉnh: 3.900.000 VNĐ
- 16in – Cao 40cm – Giá thỉnh: 6.300.000 VNĐ
- 19in – Cao 50cm – Giá thỉnh: 8.900.000 VNĐ
Những tích hay về Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ
Như đã đề cập, Cửu Thiên Huyền Nữ được xem là biểu tượng của chiến tranh chính nghĩa và sự trường thọ. Bà là thầy của bách nghề, là mẹ cứu độ chúng sinh, dạy người dân cách phát triển cuộc sống, an cư lạc nghiệp. Có rất nhiều thần tích về Mẹ Cửu Thiên có thể kể đến như:
Cửu Thiên Nương Nương là nữ thần chiến tranh
Nói chính xác hơn, bà là tổ của các chiến thần, là nữ thần của những cuộc chiến tranh chính nghĩa, đại diện cho công lý, giúp dân chúng trừ gian diệt ác, đi đến hòa bình, hướng đến một cuộc sống bình an, hạnh phúc. Có rất nhiều câu chuyện Cửu Thiên Huyền Nữ liên quan đến chiến tranh.
Cửu Thiên Huyền Nữ giúp Huỳnh Đế đánh Xi Vưu
Tương truyền, vào thời vua Thần Nông, các bộ lạc thường sống riêng lẻ, không còn gắn bó đoàn kết như trước kia. Trong các bộ lạc này, thủ lĩnh Xi Vưu là người mạnh nhất nhưng cũng là kẻ vô cùng độc ác, tư lợi cá nhân, ích kỷ, thường hay tàn sát người vô tội.
Để tránh sự uy hiếp của Xi Vưu, các bộ lạc khác đã liên kết với nhau, tôn Hữu Hùng Thị làm thủ lĩnh nhưng nhiều lần thua trận, không thể địch nổi. Để giúp người dân, Cửu Thiên Huyền Nữ đã hạ phàm, dạy cho Huỳnh Đế (Hữu Hùng Thị) về Trống Quỳ Ngưu 80 mặt, giao binh phù ấn giúp Huỳnh Đế đánh bại Xi Vưu.
Một số tài liệu khác thì viết rằng, trong trận Trác Lộc, quân Hữu Hùng bị Xi Vưu vây chặt, không phân biệt được phương hướng. Trong lúc nguy cấp, Cửu Thiên Huyền Nữ cưỡi một con phượng hoàng hiện ra, dạy Huỳnh Đế cách phân định phương hướng và binh pháp, từ đó bắt sống thủ lĩnh quân địch.
Cửu Thiên Huyền Nữ giúp Tống Giang
Câu chuyện này về Tống Giang (Tống Công Minh) trong Thủy hử truyện. Kể rằng trong lần về quê thăm cha, Tống Công Minh bị bọn quan quân phát hiện, truy bắt, phải trốn trong miếu “Cửu Thiên Huyền Nữ”. Sau đó, ông nằm mơ, được Bà truyền cho 3 cuốn thiên thư binh pháp, dặn phải thay trời hành đạo.
Cửu Thiên Huyền Nữ là thầy của bách nghệ
Không chỉ được tôn là nữ thần của chiến tranh chính nghĩa, Cửu Thiên Huyền Nữ Nương Nương còn là thầy của trăm nghề. Đây cũng là lý do mà Ngài được người dân tôn sùng, tạo tạc tượng Ngài và thờ ở nhiều nơi.
Tương truyền, Cửu Thiên Nương Nương không chỉ giúp Huỳnh Đế đánh bại Xi Vưu mà còn thường ứng hiện giúp Hoàng Đế và những người hiền tài trong nước. Ngài giúp chế ra nghề nuôi tằm lấy tơ dệt lụa.
Giúp ông Dung Thành chế ra máy Cai Thiên để xem thiên tượng. Giúp ông Thương Hiệt chế ra chữ viết tượng hình để giúp ghi nhớ các sự việt. Không chỉ vậy, Ngài còn truyền khoa Lục Nhâm Độn Giáp, phép bói 64 quẻ dịch giúp đoán kiết hung.
Trong dân gian còn lưu truyền câu chuyện Cửu Thiên Nương Nương dạy Lỗ Ban làm nhà ở. Nhờ bà mà Lỗ Ban biết cách dựng cột bắt chèo để làm nên kiểu nhà hai mái dốc giúp con người trú nắng tránh mưa. Cũng căn cứ vào thuyết này, người ta tôn Bà làm tổ của ngành mộc, ngành xây dựng và các ngành nghề thủ công như dệt may, đục chạm, điêu khắc.
Hình tượng Cửu Thiên Huyền Nữ nương nương
Có rất nhiều tài liệu ghi chép về hình tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ. Trong Kinh Thi – Thương tụng có thuyết cho rằng Cửu Thiên Huyền Nữ là người phụ nữ đầu người mình chim và cho rằng đó là Huyền Điều. “Thiên mệnh huyền điều, là để sanh ra nhà Thương, trạch ân thổ mang mang Cổ đế mệnh Vũ Thang, chính vực bỉ tứ phương“. Thế nhưng, thuyết này không thuyết phục cho lắm và không được thừa nhận.
Trong Dung Thành tập tiên lục (Đỗ Quang Đình, thời Ngũ Đại) thì nói rằng, Cửu Thiên Huyền Nữ là môn đồ của Tây Vương Mẫu, nhận mệnh giúp Huỳnh Đế đánh Xi Vưu trong trận Trác Lộc. Trong cuốn này có đề cập, Cửu Thiên Huyền Nữ cưỡi một con phượng hoàng hiện ra, giúp Hữu Hùng Thị chế xe hai bánh chỉ Nam, dạy binh pháp để đánh thắng Xi Vưu.
Một số tài liệu khác, phổ biến hơn thì mô tả hình tượng Bà là một vị nữ tiên xinh đẹp, lộng lẫy. Hình tượng Cửu Thiên Huyền Nữ ngày nay bám sát theo các mô tả trong các tài liệu cổ. Tượng Mẹ Cửu Thiên được thể hiện trong tư thế đứng, hoặc ngồi. Ngài có tướng mạo xinh đẹp, đoan trang, trên đầu đội mũ phượng, phục sức đẹp đẽ, dáng vẻ hiền từ, dưới chân cưỡi một con phượng Hoàng rực rỡ.
Tục thờ Mẹ Huyền Nữ tại Việt Nam
Tượng mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ được thờ rất phổ biến tại Việt Nam, nhất là các khu vực như Bắc Bộ, Nam Bộ và Huế. Đến nay, chưa có tư liệu rõ ràng nào về việc du nhập tín ngưỡng thờ Cửu Thiên Huyền Nữ ở nước ta. Theo nhà nghiên cứu Onishi Kazuhiko, trong Đại Việt sử lược, quyền 3, phần năm Đại Định thứ 21 (1160) và sách Tây Hồ Chí có ghi chép về Đền Nhi Nữ và Xi Vưu: “Đền nằm trong châu Loa, phường Đàm, giai Bố Cái, nay là ấp Trích Sài. Đền được xây dựng vào mùa xuân năm Canh Thìn, niên hiệu Đại Định thứ 21 thời Lý Thái Tông. Lúc đó, Xi Vưu quấy đảo nên đền được dựng lên ở đây để trấn giữ“.
Một số tài liệu cũng đề cập về tín ngưỡng thờ Cửu Thiên Huyền Nữ tại Huế. Cụ thể, theo quyển 23, Minh Mạng chính yếu, năm Minh Mạng thứ 9 (1828), triều Nguyễn cho xây dựng lại hệ thống bảo vệ xung quanh cả tỉnh Thừa Thiên và Kinh đô Huế. Năm Minh Mạng thứ 10, vua Minh Mạng đã cho dựng quá Linh Hựu và khấn đức Cửu Thiên Huyền Nữ bảo vệ cung thành, là trung tâm hệ thống phòng vệ quanh Huế. Mẹ Cửu Thiên là vị thần quân sự rất linh thiêng, tiêu biểu nhất trong các vị thần, có thể bảo vệ cả hoàng cung.
Theo sách Huế – Lễ hội dân gian (Tôn Thất Bình), trong từ đường tòa Thanh Bình có thờ phụng Cửu Thiên Huyền Nữ và các vị thần tổ ngành tuồng. Tín ngưỡng thờ Cửu Thiên Huyền Nữ cũng xuất hiện tại Hội An, Bà là vị thần tổ của các nghề thủ công và là thần hộ mệnh, cứu độ cho giới nữ. Tượng Bà được thờ trong các miếu ngoài đình hoặc ngay trong chánh điện của đình. Được biết triều đình nhà Nguyễn đã ban 9 đạo sắc phong thần Cửu Thiên Huyền Nữ và tặng mỹ tự Dực bảo Trung hưng Huyền Nữ cho làng Sơn Phong và Cẩm Phô (Hội An).
Ở Bắc Bộ và cả Nam Bộ, khi thực hiện lễ Cất nóc hay lễ gác đòn dông, gia chủ thường khấn vái Cửu Thiên Huyền Nữ phù hộ cho ngôi nhà vững chắc, gia đạo bình an. Bà là vị nữ thần trong thần thoại Trung Hoa cổ đại, vừa là tổ của các nghề thủ công, cũng là thần độ mạng của nữ giới, bảo vệ trẻ con. Ở Nam Bộ, người Kinh lẫn người Việt thường thờ Cửu Thiên Huyền Nữ trong một trang thờ nhỏ, có thể đặt tượng thờ hoặc một trang giấy màu đỏ.
Ý nghĩa của việc thờ Cửu Thiên Huyền Nữ
Có rất nhiều ý nghĩa trong việc thờ phụng Cửu Thiên Huyền Nữ. Bà là vị nữ thần tượng trưng cho chính nghĩa, cho chân lý, luôn bảo vệ lẽ phải. Bà cũng là thầy của bách nghệ, tổ của trăm nghề, tượng trưng cho sức khỏe, sự trường thọ. Một số ý nghĩa của việc thờ tượng Cửu Thiên Huyền Nữ có thể kể đến như:
- Cầu nhà cửa kiên cố, cầu gia đạo bình an, êm ấm: Khi thực hiện lễ cất nóc (lễ gác đòn dông) nhà ở, công trình, gia chủ thường sẽ khấn danh hiệu Cửu Thiên Huyền Nữ trước.
- Trừ tà ma, xua đuổi điềm rủi: Tương truyền, Cửu Thiên Huyền Nữ đã định ra việc vào ngày 30 Tết, vẽ hình cung tên trên sân trong nhà để trừ tà ma. Ngoài ra, Cửu Thiên Huyền nữ được nhắc đến đầu tiên trong nghi lễ Tống Mộc, có uy lực mạnh mẽ có thể xử trí mộc tinh (bọn ma quỷ tiềm ẩn trong cây gỗ có thể hại người).
- Bảo hộ gia đình, cầu tai qua nạn khỏi: Vua Minh Mạng khi cho dựng quá Linh Hựu đã khấn đức Cửu Thiên Huyền Nữ bảo vệ kinh thành. Dân gian cũng quan niệm rằng, việc thờ cúng và thường cầu khấn Cửu Thiên Nương Nương có thể giúp bảo vệ gia đình.
- Cầu sức khỏe, tuổi thọ, giảm bệnh tật, tai ương: Trong Đạo giáo, Cửu Thiên Huyền Nữ là biểu tượng của sự trường thọ. Vì thế, người ta tin rằng, việc thờ tượng bà sẽ giúp giảm nhẹ bệnh tật, tai ương, có sức khỏe và thọ mệnh dài lâu.
- Cầu con cái, cầu phù hộ độ trì, cầu phát tài phát lộc: Bà là tổ của trăm nghề, do đó, việc thờ tượng bà cũng xuất phát từ mong cầu được bà phù hộ cho ngành nghề, công việc của mình được suôn sẻ, thuận lợi, phát đạt.
Ngoài ra, Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ còn là bà độ mạng cho nữ giới và trẻ con. Mẹ có tấm lòng từ bi, nhân hậu, luôn chở che, bảo vệ những đứa con của mình. Mẹ luôn lắng nghe nguyện cầu, mong ước của các con, giúp những đứa con thân thương của mình vượt qua khó khăn, khốn khó trong cuộc sống.
Cách thỉnh tượng Cửu Thiên Huyền Nữ Nương Nương
Tín ngưỡng thờ mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ từ lâu đã du nhập, trở thành một phần trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Tục thờ Mẹ Cửu Thiền tại một số địa phương ở nước ta có nét đặc trưng riêng ở từng vùng miền, không phải nơi nào cũng có cách thờ giống nhau.
Để thờ tượng bà, trước hết, gia chủ cần chọn một vị trí đặt bàn thờ thích hợp. Nơi thờ có thể là một khám nhỏ treo cao ở bên phải gian chính, có khi là một trang thờ nhỏ đặt đối xứng với trang thờ Quan Thánh Đế Quân. Với những người có căn, thường sẽ lập điện thờ thay vì lập một trang thờ nhỏ.
Trang thờ Bà cần có 1 bức tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ, phía trước là bộ sứ thờ gồm bình hoa, chén nước, mâm bồng, lư hương và các vật phẩm như nhang, đèn. Trước đây, người ta thường thờ bằng tờ hồng ghi tên Bà, tuy nhiên ngày nay, khi kỹ thuật chế tác tượng ngày càng phát triển, mọi người thường có xu hướng dùng tượng thờ để đảm bảo tính linh và sự trang nghiêm.
Sau khi chuẩn bị bàn thờ và bộ sứ thờ, gia chủ chọn địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để thỉnh tượng Cửu Thiên Nương Nương. Có thể gửi tượng vào chùa để nhờ các sư làm lễ khai quang điểm nhãn. Rồi chọn ngày tốt, giờ tốt, thỉnh tượng về nhà làm lễ an vị tượng. Khi đặt tượng lên bàn thờ, tiến hành đọc văn khấn, hóa lễ, hạ lễ và thờ cúng như bình thường là được.
Văn khấn Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ
Đối với văn khấn Cửu Thiên Nương Nương, người ta thường chia thành 2 trường hợp là văn khấn khi thờ cúng tại nhà và văn khấn khi đi lễ ở chùa, điện, đền, phủ.
Văn khấn khi thờ tượng Bà tại gia:
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Hương tử chúng con xin thành tâm kính lạy Đức Hiệu Thiên chi kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng Đế.
Kính lạy Đức Cửu Trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
Kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa. Sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu đại vương gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.
Kính lạy Đức đệ nhị định thượng cao sơn triều mường sơn tinh Công Chúa Lê Mại đại vương.
Kính lạy Đức đệ tam Thủy Phú Lân nữ công chúa
Kính lạy đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu ba năm tòa quan lớn. Mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô, mười hai Thánh Cậu, Ngũ Hồ Đại Tướng, Thanh Hoàng Bách xa đại tướng.
Hương tử con là… Ngụ tại…
Cùng toàn thể gia đình chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái. Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật. Cúi xin các Ngài xót thương rủ lòng từ bi. Phù hộ độ trì cho gia đình chúng con tiêu trừ tai nạn. Điềm lành thường tới, điềm giữ lánh xa, hết tai ương bệnh tật. Trong nhà hướng thịnh vượng an lành mãi mãi. Tài như nước đến, lộc như mây về, bốn mùa không hạn ách nào xâm. Tâm tiết có phúc lành tiếp ứng.
Lạy xin: Thể đức hiếu sinh, rủ lòng cứu độ cứu nạn. Khiến cho chúng con như ý sở cầu. Cho hương tử tòng tâm sở nguyện, dãi tấm lòng thành cứu xin chứng giám.
Cẩn tấu”
Nếu khấn tại điện, phủ hoặc đến thì sau câu “Hương tử con là… Ngụ tại...”, gia chủ thêm câu “Cùng toàn thể gia đình đến nơi Điện (Phủ, Đền)… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái…” là được.
Cách thờ tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ
Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ là bà độ mệnh cho nữ giới, những người thuộc Thiên Can Giáp – Ất – Nhâm – Quý. Ngoài ra, bất cứ ai, dù tuổi nào, ngành nghề gì cũng có thể thỉnh và thờ tượng Bà. Cách thờ tượng Bà như sau:
- Vào các ngày lành, ngày vía bà nên dâng hoa kính lễ và các lễ vật cúng mẹ cần thiết như 6 ly nước (3 ly bên trái 3 ly bên phải), 2 ly đèn cầy để 2 bên, 1 dĩa muối gạo, 3 cây nhang thơm, 1 dĩa trái cây ngũ quả.
- Đồ cúng lễ vào các ngày lễ là hương, hoa tươi, trái cây tươi, bánh kẹo, phẩm oản, xôi chay, nên chọn các loại quả tròn, mọng nước (cam, bưởi, quýt, lê)
- Đồ cúng tốt nhất nên chọn đồ chay, sạch sẽ, thanh tịnh, mâm cúng đầy đủ, tươm tất nhưng cũng tránh xa hoa, lãng phí.
- Nếu thờ Mẹ Cửu Thiên (Thánh Mẫu Cửu Trùng) theo lối thờ mẫu thì nên lập cây hương thờ Mẫu ở ngoài trời, chỉ những người có căn đồng mới thờ trong nhà.
- Ngày vía Cửu Thiên Huyền Nữ là ngày mùng 9/9 âm lịch hàng nằm, đây cũng là ngày Tết Trùng Cửu của người Hoa.
- Vào các ngày mùng 3/3, ngày 20/8, ngày 9/9 âm lịch, người dân thường tổ chức tế lễ, dâng hương, chiêm bái, khấn vái tượng Bà.
Trên đây là một số thông tin về Cửu Thiên Huyền Nữ và mẫu tượng Cửu Thiên Huyền Nữ đẹp, trang nghiêm mà bạn có thể tham khảo. Hiện tại, Lộc Phát có cung cấp tượng Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ với 3 kích thước chính là cao 30cm, cao 40cm và cao 50cm. Quý khách có nhu cầu thỉnh tượng hãy liên hệ ngay với shop qua Zalo hoặc số điện thoại 093.173.8189 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Khách hàng phản hồi