PHÂN BIỆT PHẬT A DI ĐÀ VÀ PHẬT THÍCH CA MÂU NI
Đạo Phật được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm, và phát triển mạnh cho tới ngày nay. Đạo Phật hiện nay là một trong số những tôn giáo lớn ở nước ta.
Trong đạo Phật có nhiều các vị Phật khác nhau. Trong đó có hai vị Phật được tôn sùng nhất trong Phật giáo là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật A Di Đà. Nhưng có rất nhiều người lầm tưởng hai vị Phật này là một Vị Phật. Hoặc biết là hai Vị nhưng không biết các phân biệt thế nào bởi nhìn tượng hai Đức Phật thấy giống nhau quá.
Hai Vị Phật này nhìn thoáng qua thấy giống nhau. Nhưng chỉ cần để ý một chút tới hình dáng và tư thế tay là ta có thể dễ dàng PHÂN BIỆT PHẬT A DI ĐÀ VÀ PHẬT THÍCH CA MÂU NI.
I. Tìm hiểu đôi nét về Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà.
1. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Về phương diện lịch sử, thì chỉ có mình Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Đức Phật được xác nhận có thật trong lịch sử. Là con người thật, việc thật có mặt và sinh sống trên hành tinh của chúng ta.
Ngài sống cách chúng ta khoảng 26 thế kỷ, tức là vào khoảng năm 624 trước Công Nguyên. Cha là Vua Tịnh Phạn, mẹ là Hoàng Hậu Ma Da. Ngài được Vua cha đặt tên là Sĩ Đạt Ta, và được sắc phong làm Thái Tử. Là người sẽ nối ngôi vua sau này của Vương Quốc Thích Ca khi xưa. Mà ngày nay chính là đất nước Ấn Độ.
Cuộc sống ban đầu:
– Theo sách sử ghi lại, tin Ngài hạ sinh được loan truyền trong nhân gian, cả Vương Quốc vui mừng. Và có lời tiên đoán rằng Thái Tử sẽ đi tu sau khi thấy các dấu hiệu của lão, bệnh, tử và thấy một vị tu sĩ.
– Nhưng vì ngay từ khi Thái Tử được sinh ra, nhà Vua đã muốn Thái Tử nối nghiệp mình. Nên từ nhỏ Thái Tử đã được chăm sóc rất chu đáo. Ngài được Vua cha hết mực thương yêu, cho sống trong nhung lụa, hưởng vinh hoa phú quý. Được học hành kỹ lưỡng, trí tuệ tinh thông, văn võ song toàn. Đặc biệt nhà Vua không để Thái tử biết tới những cảnh khổ đau của cuộc đời. Chính vì vậy mà cuộc sống của Ngài rất thanh tịnh.
Gặp các dấu hiệu và phát tâm theo con đường tu hành:
– Ý trời đã định, con người không thể thay đổi được. Ngày qua ngày mặc dù có cuộc sống sung túc trong hoàng cung, xong trong lòng Thái Tử vẫn nặng trĩu những thắc mắc về đời sống thật bên ngoài. Thái tử với khao khát được ra ngoài tìm hiểu cuộc sống bên ngoài hoàng cung, Ngài đã xin Vua Cha cho ra ngoài dạo chơi , ngắm cảnh và đc Vua cha đồng ý.
– Lần đầu tiên Ngài được Vua Cha cho người dẫn đi dạo ra ngoài các cửa thành. Ra cửa Đông, cửa Nam, cửa Tây. Tại các cửa này Ngài thấy một người già, một người bệnh và một người chết. Ngài nhận thấy cuộc sống con người là bể khổ, cuộc sống nhung lụa xa hoa trong hoàng cung chỉ là giả dối. Ngài muốn giải thoát con người khỏi những khổ đau của tuổi già, bệnh tật và cái chết. Nhưng trong lòng Ngài trĩu nặng bởi ngài chưa biết phải làm gì.
– Cho tới một ngày, khi Ngài đi dạo ra cửa Bắc. Ngài thấy một người tu sĩ ngồi thiền dưới gốc cây, với gương mặt an lạc, từ bi gây cho Ngài ấn tượng mạnh và Ngài rất cảm mến với vị tu sĩ ấy. Cũng chính từ đây đã hé lộ ra con đường để Ngài đi tìm chân lý của cuộc đời là sự giải thoát và cứu độ chúng sinh khỏi khổ đau.
– Ngài đã phát tâm tu hành, từ bỏ vinh hoa phú quý, từ bỏ Vương Vị. Trong một đêm tối, Ngài lặng lẽ từ biệt hoàng cung rồi ra đi, bắt đầu con đường tu tập của mình. Khi đó Ngài 19 tuổi.
Thành Đạo:
– Sau chuỗi ngày tu tập đầy gian khổ, Ngài đạt được cảnh giới cao của Phật. Nhìn thấu quá khứ và tương lai, biết nguồn gốc khổ đau và cách bài trừ khổ đau, ….., thấu hiểu tận cùng các chân lý vũ trụ. Ngài đã thành đạo năm 30 tuổi.
– Sau đó Ngài đi khắp nơi rao giảng Phật pháp, cứu độ chúng sinh trong suốt 50 năm, cho tới khi Ngài nhập Niết Bàn năm 80 tuổi.
Ngài là người sáng lập ra đạo Phật. Người giáo hóa chúng sinh trong cõi trần gian này ( nơi người ta gọi là cõi Ta Bà ), nên người đời tôn xưng Người là chủ cõi Ta Bà.
2. Đức Phật A Di Đà.
Theo sách Phật ghi lại, thì Đức Phật A Di Đà Không phải là Vị Phật có thật sống trên hành tinh của chúng ta, mà Ngài là Vị Phật ở hành tinh khác. Nói theo kinh A – Di – Đà thì Ngài là Vị Phật ở thế giới Tây Phương Cực Lạc. Nơi đó cách chúng ta “mười muôn ước cõi Phật”, tức là một nơi rất là xa xôi, có thể xa tới 2000 năm ánh sáng.
Theo quy luật của vũ trụ, ngoài hành tinh của chúng ta, dải Ngân Hà có vô vàn hành tinh khác và có nhiều hành tinh có sự sống của con người. Mà nơi nào có con người, thì nơi đó có Đức Phật.
Con người biết tới Phật A Di Đà qua sự giới thiệu của Phật Thích Ca Mâu Ni:
– Sau khi đạt được cảnh giới của Phật. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhìn thấu được quá trình tu luyện qua nhiều kiếp của Phật A Di Đà, cùng môi trường sống và đời sống của chúng sinh nơi Phật A Di Đà làm chủ. Nên trong cuộc đời hoàng đạo của Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài đã giới thiệu cho chúng ta về Đức Phật A Di Đà và cõi nước mà Đức Phật đang sinh sống.
– Đức Phật A Di Đà được Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu cho chúng ta trong các kinh Phật. Theo sách Phật, Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc. Danh Hiệu A Di Đà nghĩa là ánh sáng Đức Phật khôn lường, chiếu rọi mọi nơi, không chỗ nào chướng ngại.
Cõi Tây Phương Cực Lạc nơi Phật A Di Đà làm giáo chủ:
– Theo miêu tả trong kinh sách, cõi Cực Lạc ( An Vui) nằm ở phía Tây. Nơi đây tràn ngập ánh sáng rực rỡ do Đức Phật A Di Đà phát ra, môi trường sống ngập tràn hương thơm và tinh hoa đất trời. Ở cõi nước này không có tuổi già, bệnh tật và cái chết. Chúng sinh không có khổ đau, chỉ có những niềm vui, mọi người được hưởng an vui cực lạc. Đây chính là một thế giới lý tưởng mà con người luôn hướng tới.
– Trong các Kinh Phật dậy chúng ta, muốn tới được thế giới Tây Phương Cực Lạc, thì con người phải sống và làm việc luôn hướng thiện. Làm điều thiện, tích đức, bài trừ suy nghĩ xấu. Đặc biệt siêng năng niệm Thánh Hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật. Đây là cách đơn giản và là con đường ngắn nhất, để con người tu tập cho bản thân sớm thành chín quả , có cơ duyên gặp Phật và được vãn sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc.
II. Phân biệt Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Mâu Ni.
1.Phân biệt qua hình dáng.
Phật A Di Đà :
- Phật A Di Đà trên đầu thường có các cụm tóc xoắn ốc, mắt Phật nhìn xuống, miệng của Ngài luôn thoáng nụ cười cảm thông cứu rỗi.
- Phật A Di Đà luôn khoác trên mình áo Cà Sa màu đỏ, là tượng trưng cho mặt trời lặn ở Phương Tây. Áo cũng có thể khoát vuông ở cổ, trước ngực có chữ “Vạn”.
Phật Thích Ca Mâu Ni:
- Tóc của Ngài thường búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc, đôi mắt Phật mở ba phần tư.
- Phật Thích Ca Mâu Ni thường khoác áo Cà Sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc màu nâu. Nếu áo có hở cổ thì trước ngực không có chữ “Vạn”.
- Phật có thể ngồi trên hoa sen, nhục kế trên đỉnh đầu.
2. Phân biệt qua tư thế tay.
Phật A Di Đà:
- Trong tư thế đứng: Tay làm ấn giáo hóa. Tức là tay phải đặt ngang vai, chỉ lên. Tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống. Hai lòng bàn tay hướng về phía trước. Ngón trỏ và ngón cái của mỗi tay chạm nhau và làm thành vòng tròn.
- Ngồi trên đài sen: Tay bắt ấn thiền, đặt ngang bụng, lưng của tay phải đặt nằm chồng lên lòng tay trái, hai ngón tay cái chạm nhau. Trên tay có thể cầm một cái bát, là dấu hiệu của giáo chủ.
- Trong một tư thế ngồi khác: Các ngón tay giữa – nhẫn – út của hai bàn tay nằm lên nhau, hai ngón cái – ngón trỏ của mỗi tay chạm nhau tạo thành vòng tròn, tư thế tay này gọi là Ấn Thiền A Di Đà.
Phật Thích Ca Mâu Ni:
- Tay Phật xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền hoặc ấn chuyển pháp luân.
- Hoặc có thể trong một tư thế khác là tay cầm chiếc bát màu xanh hoặc màu đen.
- Điều đặc biệt cần chú ý là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni không bao giờ duỗi thẳng một cánh tay.
3. Phân biệt qua các nhân vật hay đi cùng.
– Phật A Di Đà thường xuất hiện cùng hai Vị Bồ Tát là Đại Thế Chí Bồ Tát Và Quan Thế Âm Bồ Tát. Với vị trí: Phật A Di Đà được đặt chính giữa, bên phải là Bồ Tát Đại Thế Chí trên tay cầm bông sen màu xanh, bên trái là Bồ Tát Quan Thế Âm trên tay cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy
– Phật Thích Ca Mâu Ni thì thường được minh họa cùng hai vị tôn giả, là hai đệ tử của Ngài. Bên phải là A Nan Đà với vẻ mặt trẻ. Bên trái là Ca Diếp với vẻ mặt già.
Trên đây là một số những điểm khác nhau giữa hai vị Phật là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật A Di Đà. Hi vọng qua những thông tin trên có thể giúp các bạn biết cách để Phân biệt Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Mâu Ni.
Nếu các bạn muốn thỉnh tượng Phật về thờ mà chưa tìm được chỗ uy tín, thì có thể tham khảo một số mẫu tượng Phật bằng đá đẹp và được ưa chuộng nhất hiện nay của Đồ Thờ Lộc Phát.
Khách hàng phản hồi