Nên thờ Vị Phật Nào Trong Nhà Và Cách An Vị Phật Tại Gia


Bàn thờ Phhật Thích Ca Mâu Ni đẹp tại gia

Nên thờ Vị Phật Nào Trong Nhà Và Cách An Vị Phật Tại Gia

Thờ Phật tại gia là cách chúng ta thể hiện lòng thành kính với Tam Bảo, giúp chúng ta học hỏi đức hạnh của các Ngài mà phát tâm tu học, hướng thiện đồng thời cũng giúp mang lại an vui, bình an và những điều tốt đẹp cho gia đình. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên thờ vị Phật nào trong nhà, các an vị Phật tại gia ra sao thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này. 

Bàn thờ Phhật Thích Ca Mâu Ni đẹp tại gia

Bàn thờ Phhật Thích Ca Mâu Ni đẹp tại gia

Nên thờ vị Phật nào trong nhà?

Thờ Phật tại gia là mong muốn của rất nhiều Phật tử để thuận tiện cho việc bày tỏ sự tôn kính, tin yêu với Tam Bảo, giúp gia đạo bình an. Thờ Phật, Bồ tát cũng là điểm tựa tâm linh vững chắc để chúng ta vượt qua khó khăn, gian nan trong cuộc sống. Mặc dù muốn thờ Phật tại gia, nhưng nhiều gia chủ lại lưỡng lự không biết có nên hay không và chưa biết nên thờ vị Phật nào trong nhà, cách an vị Phật ra sao để tránh phạm sai sót, bất kính. Dưới đây là một số gợi ý giúp gia chủ xác định nên thờ vị Phật nào trong nhà:

1. Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ của thế giới Ta Bà, là Bổn Sư thị hiện ở thế gian để thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh. Ngài thị hiện ở thế gian 8000 lần, theo kinh Phạm Võng thì mỗi lần Ngài đều dùng nhiều phương pháp để giảng kinh thuyết pháp, giúp chúng sinh phá mê khai ngộ, tu hành chính đạo. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được các Phật tử coi là một bậc đạo sư giác ngộ viên mãn,  khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Ngài cũng là người khai sinh ra Phật giáo nên thường được gọi là “Bậc Thế Tôn”, “Phật Tổ Như Lai”, “Phật Đà”…

tượng phật thích ca tĩnh tâm đế 8 cạnh đẹp

>> Xem thêm: + 49 Mẫu Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Đẹp Nhất

Việc thờ Phật Thích Ca Mâu Ni là cách thể hiện sự giác ngộ của gia chủ, với mong muốn được giải thoát khỏi những thói xấu tham sân si, thành tâm hướng thiện, mong muốn gia đạo được an lành. Ngoài ra, việc thờ Phật Thích Ca tại nhà còn thể hiện mong muốn được Thần Phật phù hộ độ trì giúp cuộc sống được bình an, may mắn, tránh được vận hạn và những điều xui trong cuộc sống. 

2. Thờ tượng Phật A Di Đà

Phật A Di Đà còn được gọi là Đức Phật Ánh Sáng, là giáo chủ của thế giới Cực lạc ở Tây Phương. Theo Vô Lượng Thọ Kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Cực Lạc là cõi tịnh độ nằm ở phương Tây, cách thế giới Ta Bà khoảng 10 vạn ức cõi Phật. Ở thế giới này, mọi thứ được làm bằng 7 báu, tràn ngập nhạc trời, hoa trời, hương thơm châu báu và không có già chết bệnh tật. 

Tượng Phật A Di Đà Thạch Anh Áo Viền Vàng ADD-005

Việc thờ Phật A Di Đà là cách gia chủ thể hiện mong muốn giải thoát bản thân khỏi những phiền muộn của cuộc đời, cầu mong Ngài phù hộ, độ trì, có cuộc sống thanh thản, nhẹ nhàng. Theo lời của Đức Phật Thích Ca thì con đường vãng sanh Tịnh độ của Phật A Di Đà là con đường ngắn nhất cho mọi loài thành Phật trong một kiếp sống. Để được vãng sanh về cõi Cực Lạc, tiếp tục tu hành dưới sự dẫn dắt của Phật A Di Đà thì con người khi sống cần siêng làm điều thiện, việc thiện, thờ cúng, đảnh lễ và thường xuyên tụng niệm Nam Mô A Di Đà Phật.

3. Thờ tượng Phật Dược Sư

Phật Dược Sư còn được gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, là tôn chủ của thế giới Tịnh Lưu Ly. Ngài là vị Phật có danh hiệu thầy thuốc, có sự hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian. Phật Dược Sư là đấng Y vương toàn giác, có đại nguyện mong chúng sinh có đầy đủ phương tiện trí tuệ, thân thể khỏe mạnh vui sướng, cuộc sống ấm no đủ đầy, không lo đói khát, khổ sở, thiếu ăn thiếu mặc. 

bộ 7 vị dược sư bằng lưu ly dát vàng 7 thế tay đẹp

>> Tham khảo: 36+ Mẫu Tượng Phật Dược Sư đẹp nhất bằng bột đá, sứ, lưu ly

Phật Dược Sư thường được thờ phụng với mong muốn có được trí tuệ sáng suốt để vượt qua những phiền não, vọng tưởng, tham sân si gây ra các bệnh khổ về thân và tâm. Chỉ khi chúng ta có được vô lượng trí tuệ thì mới không bị vô minh ngăn che, được an vui, có cuộc sống bình an, nhẹ nhàng. 

4. Tượng Phật Di Lặc

Phật Di Lặc trong tiếng Phạn nghĩa là chủng tính từ bi, có năng lượng làm cho Phật chủng không bị đoạn đứt ở thế gian. Theo Kinh điển Phật giáo, Ngài là một trong bốn vị Bổn Xứ Bồ Tát hiện đang ở cung trời Đâu Suất. Di Lặc là vị Bồ tát sẽ xuất hiện trên trái đất khi thế giới hết kiếp giảm thứ chín đến kiếp tăng thứ mười. Ngài sẽ được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật pháp, giáo hoá chúng sinh, được chứng ngộ thành Phật.

tượng phật di lặc vẽ gấm đẹp nhất

Phật Di Lặc là tượng trưng cho sự thịnh vượng, Ngài được mô tả với khuôn mặt phúc hậu, nụ cười hiền lành có thể mang đến bình an, may mắn, xua tan mọi buồn phiền đau khổ. Tôn tượng của Ngài được thể hiện ở nhiều hình dáng khác nhau với những ý nghĩa như:

  • Tượng Phật Di Lặc vác chiếc bao bố trên vai mang ý nghĩa cơm no áo ấm, của cải đầy đủ, gia đạo an bình, ấm cúng
  • Tượng Phật Di Lặc tay cầm thỏi vàng, đỉnh vàng tượng trưng cho sự giàu có, may mắn, tài lộc phú quý đủ đầy thịnh vượng
  • Phật Di lặc với những đứa trẻ vui đùa xung quanh mang ý nghĩa cầu cho gia đình hạnh phúc, sung túc, con cháu đông đúc, sum vầy
  • Tượng Phật Di Lặc bên gốc tùng mang ý nghĩa tài lộc tràn trề, sức khoẻ dồi dào, xua đuổi tà ma
  • Tượng Phật ôm phiến đá thể hiện niềm vui chan hòa cuộc sống, sự thuận hoà, êm ấm.

5. Quan Thế Âm Bồ tát

Với thắc mắc nên thờ vị Phật nào trong nhà, bên cạnh các vị chư Phật, các gia đình cũng thường thờ Quan Thế Âm Bồ tát tại gia. Quan Thế Âm Bồ tát  là đại diện cho tấm lòng từ bi vô lượng, tượng trưng cho Đại Bi. Ngài là đặc trưng cho tinh thần cứu vớt, giác ngộ chúng sinh của Phật giáo Đại thừa, được tôn sùng và thờ phụng vô cùng rộng rãi. Theo Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, trong vô lượng kiếp trước, Quán Thế Âm Bồ tát đã thành Phật, có Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian giải, Vô Thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế, Tôn. 

Tôn tượng Quan Thế m Bồ tát trong tư thế ngồi kiết già trên toà sen, tay phải bắt ấn giáo hóa đưa ngang vai, tay trái đặt ngang bụng, đầu ngón tay trái chạm vào đầu ngón trỏ để tạo thành một vòng tròn năng lượng chuyển hóa liên tục

>> Hữu duyên mời xem: +79 Mẫu Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát Đẹp Từ Bi

Quan Thế Âm Bồ tát là đấng quán chiếu có khả năng thông suốt hết thảy âm thanh của vũ trụ, được chứng phép nhĩ căn viên thông. Ngài có thể hoá hiện thân Phật, la sát, thân quỷ dạ xoa để cứu vớt, phổ độ chúng sinh. Thờ tôn tượng Ngài sẽ giúp chúng ta đoạn trừ phiền não lo âu, được hưởng an lạc, yên bình, khởi phát lòng từ bi, tránh được tai vạ, hiểm nguy. Bên cạnh đó, Quan Âm Bồ tát cũng thường được thờ phụng để cầu con.

6. Thờ bộ tôn tượng Phật

Bên cạnh việc thờ tượng Phật độc tôn, nhiều quý khách hàng thường lựa chọn thờ tượng Phật theo bộ, có thể kể đến như:

  • Tam Thế Phật: Là bộ tượng gồm 3 vị Phật có hình dáng gần giống nhau, ngồi tịnh tâm, kiết già trên đài sen, có tên gọi khác là Tam Thế Tam Thiên Phật, Tam Thế thường trụ Diệu Pháp Thân. Gồm 3 vị Phật là phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Di Lặc hoặc Phật Dược Sư, tượng trưng vô lượng chư Phật, vô lượng vô biên vô số quốc độ Phật.
  • Tây Phương Tam Thánh: Là bộ ba chư Phật và Bồ tát của cõi Tây Phương Cực Lạc là Đức Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ tát và Đại Thế Chí Bồ tát. Là những bậc chí tôn dẫn lối, giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau, bất hạnh, tránh xa những điều sai trái, làm nhiều điều thiện, đạt được thành tựu giải thoát.
  • Ta Bà Tam Thánh: Hay còn được gọi là Sa Bà Tam Thánh, gồm Phật Thích Ca Mâu Ni, Quán Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ tát. Là ba vị chư Phật, Bồ tát có năng lực cứu vớt, độ hoá chúng sinh, chuyển hoá đau khổ, để chúng sinh có được cuộc sống an lạc, viên mãn.
  • Hoa Nghiêm Tam Thánh: Hay còn gọi là Thích Ca Tam Thánh, bao gồm Phật Thích Ca Mâu Ni, Phổ Hiền Bồ tát và Văn Thù Bồ tát.
  • Đông Phương Tam Thánh: Hay còn gọi là Dược Sư Tam Tôn, gồm Đức Phật Dược Sư, Nhật Quang Bồ tát và Nguyệt Quang Bồ tát. Đây là ba vị chư Phật, Bồ tát của cõi Tịnh độ Tịnh Lưu Ly, có thể giúp con người tiêu trừ tất cả bệnh khổ về tâm và thân, giữ được thâm tâm an lạc. 
Tây Phương Tam Thánh Thạch Anh Đế Sen Nở TPTT-041

Tây Phương Tam Thánh Thạch Anh Đế Sen Nở TPTT-041

>> Bạn quan tâm: 58 Mẫu Tượng Tây Phương Tam Thánh Đẹp Nhất Bằng Đá Ngọc

Cách an vị Phật tại gia

Thờ tượng Phật tại gia không chỉ cần xác định nên thờ vị Phật nào trong nhà, mà còn cần có cái tâm thành kính và thực hiện đủ lễ, nhất là lễ an vị Phật sao trang nghiêm, đúng cách. Sau khi chọn thỉnh tượng Phật, gia chủ nên gửi tượng vào chùa để các sư thầy làm lễ khai quang điểm nhãn hoặc mời sư thầy về nhà để làm lễ khai quang và lễ an vị cho tượng Phật tại nhà. 

Trước khi thực hiện nghi thức an vị tượng Phật thì cần chuẩn bị đầy đủ bàn thờ dâng cúng gồm 3 chén nước trong, 3 bát cơm trắng (lục cúng), hoa quả, đèn thờ, hương. Sau đó làm sái tịnh bằng cách chuẩn bị một 1 cành hoa nhỏ và 1 ly nước lọc để trên bàn thờ. Nếu phòng thờ có bàn thờ gia tiên thì cúng gia tiên với mâm cơm chay, hoa, quả và đèn. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật lễ cần thiết thì tiến hành nghi lễ an vị Phật. Lễ an vị Phật tiến hành theo thứ tự gồm:

  • Đứng trước bàn phật và chư tăng trình bạch, nguyện hương
  • Ca ngợi tam bảo
  • Tán dương giáo pháp gồm tán Phật, sái tịnh (đọc bài kệ Sái Tịnh), nguyện cầu an lành, cúng Phật, sám mười nguyện, chí tâm hồi hướng, phục nguyện, đảnh lễ tam bảo và chí tâm hồi hướng. 

Khi làm lễ an vị Phật tại gia, bàn thờ Phật cần đặt chính giữa nhà, bàn thờ linh đặt hai bên, nếu là nhà phố thì bàn thờ Phật đặt ở tầng cao nhất. Trước khi làm lễ, nhà cửa phải trang hoàng sạch sẽ, trưng dụng hương hoa, chuẩn bị đèn đài chuông mõ đầy đủ. Tiếp đó, tất cả các thành viên trong gia đình cần trì trai giữ giới, tắm gội thân tâm, thỉnh Tăng già chứng minh hành lễ, lễ an vị có thể thực hiện đơn giản nhưng không được thiếu đi phần thanh tịnh và trang nghiêm. 

Lễ an vị Phật tại gia cần được thực hiện trang nghiêm để thể hiện lòng thành, sự tôn kính của gia chủ dành cho Tam Bảo

Lễ an vị Phật tại gia cần được thực hiện trang nghiêm để thể hiện lòng thành, sự tôn kính của gia chủ dành cho Tam Bảo

Để lễ an vị được thực hiện đúng cách, không thiếu sót lễ nghi, gia chủ nên xin ý kiến và trao đổi với các sư thầy về cách thực hiện lễ sao cho đơn giản, đầy đủ mà trang nghiêm, thể hiện được lòng thành kính tốt nhất. Nếu thờ Phật sai cách, thờ cúng không đúng lễ nghi sẽ không thể phát huy được tác dụng cảm hoá an lạc mà còn có thể mang đến những tai ương không đáng có.

Một số lưu ý khi thờ Phật tại gia

Khi thờ phật tại gia, để tránh phạm bất kính, người thờ tượng Phật cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Phật là đấng giác ngộ viên mãn, nên nếu đã thờ Phật thì không thờ các vị thần thánh khác. Nếu thờ gia tiên thì cần bố trí cho ông bà ở một vị trí phù hợp. Thường bàn thờ Phật phải đặt ở vị trí cao nhất, hai bên là các vị Bồ tát, phía dưới bàn thờ Phật thì thờ ông bà tổ tiên.
  • Bàn thờ Phật phải xây dựng trang nghiêm, nếu có điều kiện thì nên đặt ở một không gian riêng. Nếu nhà phố có thể đặt ở tầng cao nhất của nhà, còn nếu nhà nhỏ thì bàn thờ Phật đặt ở trung tâm ngôi nhà, cao hơn đầu gia chủ.
  • Tuyệt đối không đặt tượng Phật ở phòng ngủ, không đặt bàn thờ Phật hướng về các vị trí như phòng ngủ, toilet để tránh bất kính
  • Đồ cúng, vật phẩm thờ phải thường xuyên lau chùi, thổi bụi, chỉ “tắm Phật” khi thấy tượng bám nhiều bụi hay vào ngày vía Phật, lễ Phật Đản. Hoa quả, trái cây nên thường xuyên thay mới, không để đồ hỏng, hư héo trên bàn thờ Phật. Như vậy mới thể hiện lòng tôn kính của chúng ta với Tam Bảo. 

Thờ Phật, Bồ tát phải xuất phát từ sự thành tâm với mong muốn mang tượng Phật về nhà để thờ nhằm lĩnh ngộ được ngọn đèn trí tuệ, đức hạnh, sự sáng suốt, lòng từ bi vô mẫn của các Ngài. Tuyệt đối không được thỉnh tượng do ngẫu hứng hoặc để cầu ban phước trừ họa, che giấu điều bất lương.

Mời quý khách hàng tham khảo:

Chia sẻ cùng bạn bè

Khách hàng phản hồi

avatar
  Subscribe  
Notify of


Chat Zalo
Gọi điện ngay