Bàn thờ ông địa thần tài gồm những gì ? Thiếu thứ này PHẠM ĐẠI KỴ



Bàn thờ ông địa thần tài gồm những gì ? Thiếu thứ này PHẠM ĐẠI KỴ

Bạn là người có lòng thành thờ cúng thần tài, bạn là người mới học cách lập ban thờ thần tài. Không chỉ người mới mà ngay cả những người đã từng thờ cúng thần tài lâu năm cũng chưa chắc hiểu rõ và hiểu đúng về những món có trên ban thờ thần tài. Tục thờ thần tài đã có từ rất xa xưa đặc biệt nam bộ là nơi thờ cúng thần tài nhiều nhất ở nước ta. Không chỉ mang một nét đẹp văn hóa mà tục thờ thần tài còn thể hiện mong muốn trong việc làm ăn, nhà cửa… được thuận lợi hơn.

Trên ban thờ có rất nhiều thứ mà chúng ta cần phải có. từ tượng phật di lặc, tượng thần tài ông địa, chun gạo, hũ muối, bát hương….Có thể có rất nhiều thứ mà đôi khi lúc lập ban thờ ta không thể nhớ hết được. Vậy những thứ cần thiết có trong bàn thờ thần tài gồm những gì chúng ta cùng xem nhé.

Bàn thờ ông địa thần tài gồm những gì ? Thiếu thứ này PHẠM ĐẠI KỴ

Bàn thờ ông địa thần tài gồm những gì

Lập bàn thờ thần tài gồm những gì ?

 1. Tượng ông địa, thần tài

Đương nhiên là không thể thiếu rồi. Bởi lý do chính là thờ thần tài mà. Tại sao người ta thường thờ thần tài và ông địa chung với nhau. Thần tài mang lại may mắn, tiền tài. Còn ông địa cai quản đất đai, tránh những tai họa tai ương đến với gia chủ. Việc thờ chung 2 ông là để chiêu tài và trấn sát.

Bàn thờ ông địa thần tài gồm những gì ? Thiếu thứ này PHẠM ĐẠI KỴ

Bàn thờ ông địa thần tài gồm những gì

Người ta không chỉ cúng thần tài ông địa ngày tết mà còn cúng quanh năm. Và đặc biệt là những ngày vía thần tài hàng tháng lại càng cúng lớn hơn.

Lưu ý là tượng thần tài và ông địa cũng phân biệt vị trí. Ông địa thường ngồi ở phía tay trái của thần tài. Tức là nhìn từ hướng bàn thờ ra ngoài thì ông địa ngồi bên trái, thần tài ngồi bên phải ban thờ. Khi thỉnh tượng tùy theo nhu cầu mà thỉnh tượng đá hoặc sứ. Tuy nhiên bằng chất liệu bột đá tượng có sinh khí và phúc khí hơn nhiều.

Tượng Thần Tài Ông Địa Đẹp

2. Phật di lặc

Thường khi thờ thần tài, thổ địa thì hay thờ chung với phật di lặc nhằm mục đích cai quản các vị thần. Tránh việc các thần làm điều sai trái. Đồng thời phật di lặc biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc nên việc thờ phật cũng mang một ý nghĩa khác. Thông thường trong các loại bàn thờ để tiện lợi người ta thường làm bàn thờ có hộp đèn để đặt tượng phật di lặc bên trên. Hoặc làm bàn thờ có mái bằng để đặt tượng.

Tượng Phật Di Lặc Đẹp

3. Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy

3 Hũ này lúc nào cũng phải đầy và nếu vơi phải châm thêm vào. 3 hũ này chỉ đến cuối năm mới thay mới. Trên ban thờ không thể thiếu đi 3 hũ này nếu thiếu phạm đại kỵ và ngăn cản đường tiền tài.

4. Bát nhang

Thông thường có tục truyền rằng bát nhang phải được gắn cố định để tránh việc bị xê dịch lúc lau chùi ban thờ sẽ khiến tài lộc bị động. Tuy nhiên theo thầy phong thủy Tam Nguyên thì việc động ban thờ không liên quan tới bát nhang. Động ban thờ chỉ thực sự bị khi ban thờ được đặt ở những nơi gập ghềnh, nơi lối đi bị rung chuyển…

Nhãn nguyệt của bát nhang phải được hướng ra ngoài. tuyệt đối không được hướng nhãn nguyệt ra sau hoặc các hướng khác. Bát nhang là vật không thể thiếu trên ban thờ. Và việc bốc nhang cũng cần có nguyên tắc. Không thể bốc nhang tùy ý được.

5. Bình hoa tươi

Có thể sử dụng hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng để trưng bàn thờ. Bình hoa được đặt bên tay trái hướng từ bàn thờ nhìn ra ngoài. Hay một cách dễ nhớ là bình hoa được trưng bên phía ông địa.

6. dĩa trái cây

Trái cây nên được xếp ngũ quả tức là 5 loại trái cây. Trái cây có thể cúng hằng ngày. Đặc biệt là những ngày vía thần tài, mùng 1, ngày rằm hàng tháng cần trang trọng hơn. Dĩa trái cây không được cao hơn bát nhang. Đặc biệt là dĩa phải thấp hơn nhãn nguyệt của bát nhang để nhãn không bị che khuất.

7. Khay chén nước hình chữ Nhất

Thông thường người ta hay xếp chén nước hình chữ nhất. Nước này phải thay thường xuyên. Tuy nhiên cũng có nơi nói rằng chén nước phải được xếp hình chữ thập để đại diện cho ngũ hành.

8. Tô sứ đẹp có rải hoa tươi

Chọn tô sứ nông lòng đổ nước đầy vào và rải cánh hoa tươi lên. Việc này có ngụ ý là giữ tiền bạc khỏi trôi đi.

Mẫu bộ sứ thờ thần tài đầy đủ

9. Thiềm thừ (có thể có)

Thiềm thừ là linh vật chiêu tài bậc nhất. Thiềm thừ vốn là cóc 3 chân chuyên hại dân làng được Lưu Hải Tiên Ông thu thập. Sau đó vì để đền đáp lại tội lỗi của mình thiềm thừ thường xuyên ban phát tiền tài cho người nghèo. Tục truyền rằng thiềm thừ xuất hiện ở nhà ai thì nhà đó sắp có tài lộc vào nhà. Chính vì vậy trên ban thờ thần tài thường thờ ông cóc để mong mang lại may mắn và tài lộc.

Bàn thờ ông địa thần tài gồm những gì ? Thiếu thứ này PHẠM ĐẠI KỴ

Bàn thờ ông địa thần tài gồm những gì

10. Tỳ Hưu

Tỳ hưu vốn là con của rồng. Nhưng lúc sinh ra lại không có hậu môn. Đặc biệt chỉ thích ăn vàng bạc. Người thờ cúng tỳ hưu luôn mong muốn tiền bạc vào nhà nhiều nhưng bỏ ra thì ít. Những người kinh doanh thường hay thờ tỳ hưu với mong muốn công việc làm ăn tốt đẹp hơn.

Bàn thờ ông địa thần tài gồm những gì ? Thiếu thứ này PHẠM ĐẠI KỴ

Bàn thờ ông địa thần tài gồm những gì

11. Long quy

Chắc có lẽ ít người nghe đến long quy. Thực chất linh vật long quy trấn sát rất tốt, mang lại sự hưng thịnh cho gia chủ, đem phúc trạch vào nhà. Theo sự tích thì long quy là người con thứ 4 của rồng thích mang vật nặng. Long Quy đặt tại tài vị thì thúc đẩy tài lộc, vượng tài. Long quy đặt tại vị trí Tam Sát hoặc vị trí nhiều thủy khí thì lại có tác dụng hóa giải rất lớn . Trong Phong Thủy Học có nói : “Yếu khoái phát , đầu Tam Sát – Phát tác nhanh chóng nhất là Tam Sát” . Thủy khí lớn thì chủ thị phi khẩu thiệt, Long Quy đặt ở nơi đó có thể hóa giải tranh cãi, tai họa , còn có thể đem lại nhân duyên nữa .

12. ngũ sắc hoa mai

Đây cũng là một vật chiêu tài rất tốt. Thông thường ít người nhắc đến nhưng ngũ sắc hoa mai lại có thể trấn và đem tài lộc dồi dào đến cho gia chủ.

xem bảng giá tượng ông địa thần tài đẹp trong kho Lộc Phát

 

 

Chia sẻ cùng bạn bè

Khách hàng phản hồi

avatar
  Subscribe  
Notify of


Chat Zalo
Gọi điện ngay