10+ Bộ tượng Ta Bà Tam Thánh đẹp nhất và ý nghĩa thờ cúng
Ta Bà Tam Thánh là một trong những bộ tượng nằm ở bậc thứ hai, sau bộ ba Tam Thế Phật. Đây cũng là một trong những bộ tôn tượng được thờ phụng phổ biến nhất hiện nay. Bộ tượng gồm có ba vị, trong đó Phật A Di Đà ở giữa, hai bên là Địa Tạng Vương Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát.
Ba vị Phật, Bồ Tát này thường độ hóa chúng sanh ở thế giới Ta Bà, để cứu độ, giúp đỡ chúng sanh. Thế giới Ta bà là một cõi đầy ô uế, đầy những muộn phiền vô minh. Đức Phật Thích Ca thị hiện ở thế giới này là để thuyết giảng kinh pháp, chỉ rõ cho chúng sanh thấy được chân tướng của vũ trụ, để từ đó mà phá mê khai ngộ, sớm ngày tu hành chứng đạo, thoát khỏi vòng luân hồi bất tận.
Bộ Tượng Ta Bà Tam Thánh gồm những vị nào?
Bộ 3 tượng Ta Bà Tam Thánh còn được gọi với những cái tên khác như Sa Bà Tam Thánh, Tam Thánh Phật… Tượng không chỉ được tôn thờ ở các ngôi chùa lớn nhỏ trên cả nước, mà còn được những người kính Phật thỉnh về thờ tại nhà. Bộ tượng Tam Thánh Phật này gồm:
1. Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật có thật trong lịch sử, được ghi chép trong rất nhiều tài liệu, kinh điển Phật Giáo. Ngài là người đặt nền tảng và truyền bá phật pháp, nên còn được các Phật tử gọi là Phật Đà, Phật Tổ Như Lai, Đức Thế Tôn. Ngài đã dùng 49 năm trong cuộc đời, kể từ sau khi được giác ngộ thành Phật để nói cho chúng sinh phá mê khai ngộ, hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sinh.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ của cõi Ta Bà (Sa Bà), đã tu phước huệ trong 3 A Tăng Kỳ Kiếp. Một A Tăng Kỳ Kiếp kéo dài vô hạn, không thể đo lường, tính toán được. Vì chúng sanh, Ngài phát tâm Bồ Đề, tu Nhất Thiết Trí, trải qua hằng sa kiếp nhẫn nại khổ lao cuối cùng được giác ngộ hoàn toàn, biết mình đã thành Phật toàn giác, thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi vô hạn và sẽ không còn được tái sinh thêm một lần nào nữa.
Ngài là vị Phật có lòng từ bi vô lượng, nó đã trở thành năng lực để Ngài thị hiện ở cõi Ta Bà này vô số lần, trong kinh Bồ Tát Giới (kinh Phạm Võng) Ngài có nói “ta đã tám nghìn lần đến thế giới Sa Bà”. Mỗi lần Ngài đều dùng nhiều phương pháp để thuyết giảng phật pháp, giúp chúng sinh sớm ngày phá mê khai ngộ, tu thành chứng đạo. Trong kiếp cuối cùng, trước khi thành Phật, Ngài là thái tử Tất Đạt Đa thông minh, tài trí xuất chúng của tiểu vương quốc Sakya Ca-Tỳ-La-Vệ, thuộc Bắc Ấn Độ ngày nay.
Năm 29 tuổi, Ngài quyết tâm từ bỏ cuộc sống nhung lụa, giàu sang bước lên con đường tìm đạo, tu đạo. Trải qua 6 năm tu hành ép xác khổ hạnh theo lối tu hành lúc bấy giờ, Ngài mới phát hiện đây không phải là con đường tu đạo đúng đắn. Sau đó, Ngài phát hiện con đường trung đạo, là con đường tránh xa hai tư tưởng cực đoan là tu tập khổ hạnh và hưởng thọ dục vọng. Theo nhiều tài liệu, vào tháng 4 năm 588 TCN, dưới gốc cây Bồ Đề, Ngài được chứng Thánh, tìm ra Tứ Thánh Đế, được giác ngộ hoàn toàn.
2. Địa Tạng Vương Bồ Tát
Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong sáu vị Đại Bồ Tát nổi tiếng, được tôn sùng nhất trong Phật Giáo. Sáu vị này gồm Địa Tạng Vương Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Ngài là vị Phật Cổ trong ngàn kiếp xưa được biết đến qua lời kể của Đức Phật Thích Ca, khi Ngài còn ở cung trời Đao Lợi, Phật Thích Ca đã ân cần dặn dò Địa Tạng Vương Bồ Tát rằng Ngài phải đảm nhận trọng trách độ hóa chúng sanh của thế giới Sa Bà sau khi Phật viên tịch và cho đến khi Di Lặc Bồ Tát thành Phật.
Địa Tạng Vương Bồ Tát đã trải qua hằng sa vô lượng kiếp, có khi Ngài là một vị Trưởng giả, khi lại là một người nữ của dòng Bà La Môn, khi thì là một vị vua hết mực yêu thương dân chúng. Dù ở kiếp nào thì Ngài cũng phát nguyện sẽ vì chúng sanh mà bày giảng nhiều phương tiện để họ được giải thoát, có thể chứng thành Phật quả. Đặc biệt, có nhiều kiếp Ngài là một hiếu nữ hết lòng vì mẹ, vì hiếu nghĩa của mình. Câu chuyện về Địa Tạng Vương Bồ Tát được biết đến nhiều nhất là nàng hiếu nữ Quang Mục cứu mẹ thoát khỏi cảnh địa ngục khắc khổ, được thác sinh vào cõi người.
Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị bồ tát có pháp lực vô biên, Ngài là biểu pháp cho tinh thần hiếu đạo. Ngài đã từng phát nguyện rằng “địa ngục không trống thề không thành Phật” và mong muốn cứu độ hết thảy chúng sinh, giúp chúng sinh thoát khỏi cõi U Minh tăm tối, để mọi người được lên cõi Vĩnh Hằng thì Ngài mới chứng Bồ Đề. Người thờ tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, xưng niệm danh hiệu, tụng niệm Kinh Địa Tạng sẽ nhận được nhiều phước báu vô lượng.
3. Quan Thế Âm Bồ Tát
Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát đại diện cho tinh thần đại Bi của Phật Giáo, đặc trưng cho từ bi và trí tuệ. Ngài là đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, có tình thương bao la, cao cả, luôn được người đời kính ngưỡng, tôn quý bởi hạnh nguyện từ bi, luôn nỗ lực cứu khổ cứu nạn, giúp đỡ chúng sanh. Quan Âm Bồ Tát thường được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhắc đến trong các kinh điển của Phật giáo Đại Thừa.
Ngài còn có tên gọi là Quán Thế Âm, Mẹ hiền Quan Âm, Quán Tự Tại, Quá Thế Tự Tại Bồ Tát. Là vị Đẳng giác Bồ Tát, tức là Bồ Tát sắp thành Phật. Quan Âm Bồ Tát cùng 5 vị đại Bồ Tát đã kể trên đều là các vị Đẳng giác Bồ Tát có pháp lực vô biên. Quan Thế Âm Bồ Tát được nhắc đến nhiều trong các kinh điển Phật Giáo như kinh Bi Hoa, Vô lượng Thọ Kinh, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Đại Phương Quảng Như Lai tạng…
Có rất nhiều giai thoại liên quan đến Quan Thế Âm Bồ Tát, trong đó phổ biến nhất là câu chuyện về Quan Âm Diệu Thiện, con gái thứ 3 của một vị vua ở Ấn Độ. Nhà vua muốn con lấy chồng nhưng công chúa là một lòng tín Phật, muốn xuất gia tu hành để cứu độ chúng sanh. Trải qua nhiều gian truân trắc trở, công chua đã được khai mở thần thông, được thành tựu viên mãn và được xưng tụng là Quan Âm Diệu Thiện.
Còn theo kinh Bi Hoa, trước khi tu đạo Bồ Tát, Ngài là một vị thái tử con trai của vua Vô Tránh Niệm tên gọi Bất Huyền. Theo lời vua cha và các quan đại thần, thái tử đã cúng dường Đức Phật và chúng tăng với đủ trân cam mỹ vị và một tấm lòng thành kính chân thành mong cầu được quả vô thượng Bồ Đề. Ngài phát nguyện răng nếu trong quá trình tu đạo, chúng sinh nào gặp hoạn nạn, tai ách mà không thể tự cứu chữa, không nơi nương tựa. Chỉ cần thành tâm xưng niệm danh hiệu Ngài, Ngài sẽ quán chiếu bằng phép thần thông và cứu độ ngay lập tức.
10+ Mẫu Tượng Ta Bà Tam Thánh đẹp
Các mẫu tượng Ta Bà Tam Thánh mà Lộc Phát cung cấp được chế tác từ chất liệu bột đá cao cấp, bề mặt tượng được phủ nhiều lớp nano giúp tăng độ bền màu, khả năng chống bám bụi, giúp sản phẩm có thể dùng được trong thời gian dài mà không cần lo lắng về tác động của môi trường. Sau đây là một số mẫu tượng Ta Bà Tam Thánh đẹp, mới nhất và được đánh giá cao về tính thẩm mỹ của cửa hàng:
1. Tượng Ta Bà Tam Thánh Thạch Anh TBTT-008
Kích thước:
- Cao 40cm – Giá thỉnh: 12.800.000 VNĐ
2. Tượng Ta Bà Tam Thánh Trắng Viền Vàng TBTT-007
Kích thước:
- Cao 40cm – Giá thỉnh: 12.800.000 VNĐ
3. Tượng Ta Bà Tam Thánh Vẽ Gấm TBTT-006
Kích thước:
- 12in – Giá thỉnh: 10.400.000 VNĐ
4. Tượng Ta Bà Tam Thánh Thạch Anh Áo Rủ Viền Vàng TBTT-005
Kích thước:
- 30cm – Giá thỉnh:7.800.000VNĐ
- 40cm – Giá thỉnh: 13.300.000 VNĐ
- 50cm – Giá thỉnh: 20.600.000 VNĐ
5. Tượng Ta Bà Tam Thánh Thạch Anh Áo Rủ Viền Vàng TBTT-005
Kích thước:
- 16 in – Cao 40cm – Giá thỉnh: 13.200.000 VNĐ
6. Tượng Ta Bà Tam Thánh Xanh Ngọc TBTT-001
Kích thước:
- 12 in – Cao 30cm – Giá thỉnh: 7.600.000 VNĐ
Tượng được làm từ chất liệu bột đá xanh ngọc cao cấp, được ép khuôn chuyên nghiệp nên rất chắc, nặng. Diện tượng đẹp, toát được thần thái từ bi đức độ của Đức Phật và hai vị Đại Bồ Tát.
7. Tượng Ta Bà Tam Thánh Trắng Ngọc TBTT-003
Kích thước:
- 12 in – Cao 30cm – Giá thỉnh: 6.200.000 VNĐ
- 14 in – Cao 35cm – Giá thỉnh: 10.200.000 VNĐ
- 16 in – Cao 40cm – Giá thỉnh: 11.900.000 VNĐ
- 19 in – Cao 48cm – Giá thỉnh: 17.400.000 VNĐ
- 26 in – Cao 68cm – Giá thỉnh: 43.000.000 VNĐ
Đây cũng mẫu tượng được chế tác từ chất liệu bột đá trắng cao cấp. Tuy nhiên, các chi tiết tượng tương đối khác với những mẫu tượng trên. Đặc biệt, phần y áo tượng được thiết kế nhẹ nhàng, mềm mại và đế tượng là đế sen nổi bật.
8. Tượng Ta Bà Tam Thánh Trắng Ngọc TBTT-003
Kích thước:
- 12 in – Cao 30cm – Giá thỉnh: 12.600.000 VNĐ
- 14 in – Cao 35cm – Giá thỉnh: 17.600.000 VNĐ
- 16 in – Cao 40cm – Giá thỉnh: 19.700.000 VNĐ
- 19 in – Cao 48cm – Giá thỉnh: 27.000.000 VNĐ
- 26 in – Cao 68cm – Giá thỉnh: 61.400.000 VNĐ
+ Tượng Ta Bà Tam Thánh bằng bột đá trắng viền vàng đế sen
Bộ tượng được làm từ chất liệu bột đá trắng cao cấp. Điểm nhất của tượng là phần y áo có họa tiết viền vàng sang trọng, nổi bật. Đặc biệt, phần đế tượng là đế sen, thiết kế cao, họa tiết được thể hiện tinh tế, tỉ mỉ.
+ Tượng Ta Bà Tam Thánh bằng bột đá trắng
Bộ tượng này được chế tác từ chất liệu bột đá trắng cao cấp, y áo tượng có màu trắng ngọc sạch sẽ, nhẹ nhàng. Tượng có ngũ quan hài hòa cân đối, các chi tiết được trau chuốt cẩn thận, tỉ mỉ.
+ Tượng Ta Bà Tam bằng đá thạch anh đẹp
Tượng được chế tác từ chất liệu bột đá thạch anh cao cấp. Y áo tượng có màu vàng ngọc, được viền vàng với các họa tiết tinh tế, vô cùng sang trọng và nổi bật.
+ Tượng Ta Bà Tam Thánh dát vàng
Bộ tượng này bao gồm tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dát vàng và tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát cùng tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trắng ngọc. Phần đế tượng là đế to, khác biệt với nhiều mẫu tượng khác.
+ Tượng Ta Bà Tam Thánh dát vàng, viền vàng
Bộ tượng này gồm tượng Thích Ca Mâu Ni Phật dát vàng và tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát y áo trắng viền vàng sang trọng.
+ Tượng Ta Bà Tam Thánh bằng bột đá vẽ gấm
Tượng được làm từ chất liệu bột đá cao cấp, y áo tượng được vẽ bằng gấm thủ công tinh tế, tỉ mỉ, từng đường nét được trau chuốt cẩn thận qua đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân. Phần đế tượng là đế sen to, phía trên vẽ gấm, phía dưới dát vàng làm nổi bật các chi tiết của tượng.
+ Tượng Ta Bà Tam Thánh bột đá trắng viền vàng, đế sen cao
Tượng được làm từ chất liệu bột đá trắng cao cấp, bề mặt được phủ nhiều lớp nano cao cấp. Ở mẫu tượng này, Địa Tạng Vương Bồ Tát mặc y áo trắng, cổ chéo, viền áo và thân áo có nhiều họa tiết viền vàng khác biệt với những bộ tượng cùng màu trên.
2. Tượng Ta Bà Tam Thánh đứng
+ Tượng Ta Bà Tam Thánh vàng thạch phách
Bộ tượng này gồm Phật Thích Ca Mâu Ni bằng bột đá trắng, được thể hiện trong tư thế ngồi trên tòa sen to, y áo có họa tiết viền vàng. Trong khi đó, hai tượng còn lại là tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát có y áo màu vàng, được thể hiện trong tư thế đứng.
Ý nghĩa về hình tượng của bộ tượng Ta Bà Tam Thánh
Mỗi tôn tượng đều có những ý nghĩa biểu pháp khác nhau, để có cách thờ đúng nhất thì trước hết chúng ta cần hiểu rõ về hình tướng, ý nghĩa của mỗi tượng. Bạn có thể tham khảo một số ý nghĩa dưới đây:
1. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Ngài là vị Phật có lòng từ bi vô lượng, luôn giữ tâm đại từ đại bi để đối đãi chúng sanh. Trong danh hiệu của Ngài, chữ Mâu Ni có nghĩa là Tịch diệt, tức là tiêu trừ mọi tạp niệm, vọng tưởng, giữ cho thân và tâm luôn thanh tịnh, tịch tĩnh. Ngài chính là vị sư trưởng lớn nhất của Phật tử, giúp chúng ta học được cách thoát khỏi phiền não vô minh, thoát khỏi nghiệp báo luân hồi, có cuộc sống bình yên, hạnh phúc, tìm được hạnh phúc chân thật.
Trong bộ tượng Ta Bà Tam Thánh, Ngài thể được thể hiện trong tư thế ngồi kiết già trên tòa sen. Đầu có cụm tóc xoắn ốc hoặc tóc búi to, thân khoác áo choàng hoặc áo ca sa, ánh mắt khép hờ an yên tự tại như đang từ bi dõi theo chúng sanh và chiêm nghiệm phật pháp. Trên đầu Ngài có nhục kế, tay thường bắt ấn thiền định, chuyển pháp luân hoặc kim cương hiệp chưởng.
2. Địa Tạng Vương Bồ Tát
Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị Bồ Tát của chúng sanh địa ngục, là giáo chủ của cõi U Minh. Theo kinh Địa Tạng Bản Nguyện, người thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát sẽ được quỷ thần hộ vệ, tiêu trừ tai họa, tội chướng, bệnh tật, có thể sớm ngày hoàn thành ước nguyện. Người tụng Địa Tạng kinh, niệm danh hiệu của Ngài, hồi hướng cho người thân của mình sẽ có thể giúp họ tiếp cận được thiện căn, biết rõ nhân quả, gieo nhân thiện, nhờ vào thần lực của Ngài Địa Tạng và công đức của bản thân để không lưu lạc ác đạo, sớm được tái sinh cõi người cõi trời.
Thông thường, Địa Tạng Vương Bồ Tát được mô tả ở tư thế đứng hoặc ngồi. Có khi Ngài ngồi trên tòa sen, có khi cưỡi linh thú Đề Thính hoặc có khi là tư thế đứng. Đầu Ngài đội mũ thất Phật, thân mặc áo cà sa, trong tay là tích trượng, là chìa khóa để mở cánh cửa địa ngục. Tay còn lại cầm viên tùy khí là ngọc như ý, tượng trưng cho ánh sáng của trí tuệ và lòng từ bi, có thể xua tan đi bóng đêm hắc ám nơi địa ngục.
3. Quan Thế Âm Bồ Tát
Quan Thế Âm Bồ Tát là đại biểu cho tinh thần đại Bi của Phật giáo. Việc thờ tôn tượng của Ngài là cách thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ đối với ngài. Đồng thời còn thể hiện cái tâm hướng thiện, nhắc nhở người thờ luôn hướng đến những điều tốt đẹp, thực hành theo gương Bồ Tát. Ngài là vị Bồ Tát có năng lực quán chiếu tất cả những âm thanh khổ đau của thế gian, giúp những chúng sanh một lòng xưng niệm danh hiệu Ngài được giải thoát, tránh được hiểm nguy, chướng nạn.
Quan Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều ứng thân và hình dạng. Tại Việt Nam, tôn tượng của Ngài thường được thể hiện ở dạng thân nữ. Trên đầu Ngài đội mũ báu Phật, phía sau choàng khăn dài rũ nhẹ trên vai. Trong tay là một cành dương liễu và một bình cam lồ chứa nước cam lồ có sức mạnh rưới mát, xoa dịu khổ đau cho chúng sanh.
Cách chọn tượng Ta Bà Tam Thánh
Phật giáo không phân sang hèn giàu nghèo, cũng không quy định chỉ có những đối tượng nhất định mới có thể thờ tượng Phật. Tất cả chúng sinh đều bình đẳng, do đó, bất kỳ ai cũng có thể chọn thỉnh và thờ tượng Ta Bà Tam Thánh chỉ cần thành tâm, chân thật, xuất phát từ lòng thành kính là được. Khi chọn thỉnh tượng Tam Thánh Phật, gia chủ có thể tham khảo một số cách chọn tượng sau đây:
1. Cách chọn tượng Tam Thánh Phật theo mệnh
Thỉnh tượng Phật theo mệnh là cách chọn thỉnh tượng Phật theo phong thủy. Còn trong Phật giáo thì bất kỳ tuổi nào mệnh nào cũng có thể thờ Phật, Bồ Tát, bạn có thể thờ mẫu tượng nào cũng được, chỉ cần diện tượng đẹp, cân đối hài hòa là được. Tuy nhiên, việc chọn tượng theo phong thủy sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn hơn, các màu sắc tương sinh tương hợp trong phong thủy ít nhiều sẽ mang đến may mắn, ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống và tính cách của bạn.
Sau đây là một số gợi ý về màu sắc tôn tượng Ta Bà Tam Thánh theo mệnh mà bạn có thể tham khảo:
- Với mệnh Kim: Nên ưu tiên chọn những tôn tượng có màu vàng, nâu đất thuộc hành Thổ (Thổ sinh Kim), màu trắng, xám, ghi thuộc hành Kim (Kim hợp Kim)
- Với mệnh Mộc: Nên ưu tiên thỉnh những tượng có màu xanh nước biển, anh dương, đen thuộc hành Thủy (Thủy sinh Mộc) rồi mới đến các màu xanh ngọc, xanh lá cây thuộc hành Mộc (Mộc hợp Mộc)
- Với mệnh Thủy: Nên ưu tiên thỉnh những tượng có màu trắng, xám, ghi thuộc hành Kim (Kim sinh Thủy) rồi mới đến các màu xanh nước, đen thuộc hành Thủy (Thủy hợp Thủy)
- Với mệnh Hỏa: Nên ưu tiên thỉnh những tượng có màu xanh ngọc, xanh lá cây thuộc hành Mộc (Mộc sinh Hỏa), rồi mới đến các tượng các tượng có màu đỏ, tím, hồng thuộc hành Hỏa (Hỏa hợp Hỏa)
- Với mệnh Thổ: Nên ưu tiên thỉnh những tôn tượng có màu đỏ, tím, hồng thuộc hành Hỏa (Hỏa sinh Thổ), rồi mới đến các tượng có màu vàng, cam, nâu đất thuộc hành Thổ (Thổ hợp Thổ).
2. Một số lưu ý khác khi chọn tượng Ta Bà Tam Thánh
Khi chọn tượng Ta Bà Tam Thánh để thờ, bên cạnh việc chọn thỉnh tượng theo mệnh, quý khách cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tượng Ta Bà Tam cần phù hợp với kích thước không gian thờ. Nên chọn những tôn tượng có kích thước phù hợp, nếu bàn thờ nhỏ thì nên chọn tượng nhỏ, hài hòa với tổng thể, nếu bàn thờ lớn, rộng rãi thì nên chọn những tượng ngồi kích thước lớn hoặc tượng đứng để tránh ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
- Tượng thờ cần có màu sắc tươi sáng, diện tượng đẹp, ngũ quan cân đối hài hòa, toát được phần nào vẻ từ bi, độ lượng, sự ung dung cao quý mà gần gũi của người nhà Phật. Không nên chọn những tượng cau có, khó chịu để tránh ảnh hưởng đến quá trình thờ.
- Nên chọn thỉnh những tôn tượng thờ ở địa chỉ chuyên nghiệp, uy tín nhằm đảm bảo về chất lượng của tượng thờ. Với những cửa hàng tượng thờ này, bạn sẽ được hưởng nhiều ưu đãi và có chính sách bảo hành cụ thể, không cần lo lắng việc tượng chỉ thờ trong thời gian ngắn đã xuống màu, nứt vỡ.
Cách thờ ba vị Ta Bà Tam Thánh đúng nhất
Khi lập bàn thờ Ta Bà Tam Thánh, nếu đang băn khoăn không biết nên làm thế nào cho đúng, bạn có thể tham khảo 1 số gợi ý dưới đây:
Bước 1: Lập bàn thờ
Thờ tượng Phật thì không thể không có bàn thờ. Bàn thờ Phật không cần phải quá cầu kỳ nhưng cần đảm bảo tính trang nghiêm, khi lập bàn thờ bạn cần:
- Chọn nơi đặt bàn thờ phù hợp, bàn thờ Phật cần đặt ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm, thanh tịnh. Tốt nhất là ở trung tâm ngôi nhà hoặc nơi cao nhất của ngôi nhà để làm gian thờ, mặt bàn thờ hướng ra cửa chính hoặc ban công của nhà phố nhằm phát huy được hiệu quả an lạc cảm hóa của tượng Phật.
- Tượng Phật nên cao hơn đầu gia chủ, không hướng mặt tượng vào những nơi riêng tư hoặc ô uế như phòng ngủ, nhà tắm, nhà vệ sinh…
- Không đặt tượng Phật dưới chân cầu thang, trong hộp kín để tránh bất kính. Bàn thờ Phật nên có điểm tựa vững chắc, tốt nhất nên hướng về phía Tây Nam hoặc mặt Phật hướng về phía Đông.
Bước 2: Chuẩn bị vật phẩm thờ cần thiết
Sau khi chọn được hướng đặt bàn thờ, chọn được mẫu bàn thờ phù hợp, gia chủ tiến hành lựa chọn và bày trí các vật phẩm thờ cần thiết. Bao gồm:
- Tượng Phật: Để thờ ba vị Phật, Bồ Tát trong bộ Ta Bà Tam Thánh thì việc chọn thỉnh mẫu tượng hợp duyên, phù hợp với không gian thờ là điều cần thiết. Khi chọn tượng Phật, nên thỉnh ở những địa chỉ tin cậy, có nhiều mẫu tượng đa dạng để được hướng dẫn chỉ tiết về cách thỉnh và thờ Phật.
- Các vật phẩm cần trên bàn thờ: Bên cạnh tượng thờ, bàn thờ cũng thường có 3 hoặc 5 chóe thờ, bình bông, cây đèn, mâm bồng, bình bông, mỏ, chuông…
Bước 3: Tiến hành thỉnh tượng
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cần thiết, gia chủ có thể tiến hành các bước thỉnh tượng như sau:
- Liên hệ với địa chỉ uy tín để thỉnh tượng, chọn tôn tượng hữu duyên, hợp mệnh và chọn ngày tốt để thỉnh tượng
- Trước ngày thỉnh tượng, bạn cần ăn chay, làm việc thiện, điều thiện để thể hiện thành ý của gia đình. Có thể gửi tượng lên chùa để làm lễ khai quang hoặc có thể tự khai quang tại nhà nếu có khả năng.
- Tiến hành bốc bát hương, nạp cốt cho bát hương, bày biện bàn thờ rồi thỉnh tượng Phật từ cửa hàng hoặc từ chùa (nếu gửi tượng vào chùa để khai quang).
- Tiến hành lễ an vị tượng Phật, nếu đủ duyên, có thể mời các thầy về làm lễ khai quang để tránh được sai sót và có nhiều phước lành. Nếu không thì bạn cũng có thể tự làm lễ an vị vì thờ Phật không cần quá cầu kỳ, chỉ cần thành tâm là được.
Một số lưu ý khi thờ tượng Ta Bà Tam Thánh
Khi thờ bộ ba tượng Ta Bà Tam Thánh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Bàn thờ Phật cần được đặt nơi sạch sẽ, trang nghiêm. Nếu nhà chỉ có 1 phòng hoặc ở trọ, có thể lập bàn thờ Phật, khi sinh hoạt thì phủ vải sạch lên tượng, đến lúc lễ Phật thì dọn dẹp sạch sẽ rồi tiến hành bỏ lớp vải che và lễ Phật như thường.
- Cần chuẩn bị các đồ cúng Phật riêng, không dùng chén đũa đã đặt đồ mặn để bày trí vật phẩm cúng Phật. Nên cúng trái cây, hoa quả, đồ chay, thay nước, trái cây thường xuyên, không để đồ héo úa trên bàn thờ.
- Thờ Phật là cách chúng ta thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đến chư Phật, Bồ Tát, Tam Bảo, để noi gương, học hỏi và lĩnh ngộ ngọn đèn trí tuệ của các Ngài. Tuyệt đối không thờ Phật để cầu ban phước, trừ họa, cầu tiền tài lợi lộc hay che dấu điều bất lượng…
Ta Bà Tam Thánh là một trong những bộ tượng được yêu thích nhất tại Lộc Phát. Hiện cửa hàng có rất nhiều mẫu tượng đẹp, ngũ quan hài hòa cân xứng, toát được thần thái từ bi hỷ xả, ung dung cao quý của các Ngài. Quý khách có nhu cầu thỉnh tượng có thể liên hệ Đồ Thờ Lộc Phát qua thông tin dưới đây.
Đồ Thờ Lộc Phát
- Địa chỉ: Số 8 Đường Bình Giã, Phường 13, Quận Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093.173.8189
- Website: https://www.dotholocphat.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/banthothantaiongdialocphat/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCYspK-X8zWojWUiFBJvLbug/videos
- Pinterest: https://www.pinterest.com/dotholocphat/
Có thể bạn quan tâm:
Khách hàng phản hồi