6 Mẫu Tượng Đại Nhật Như Lai ( Tỳ Lô Giá Na Phật ) Đẹp Nhất


Tượng Đại Nhật Như Lai bằng bột đá xanh ngọc đẹp nhất

6 Mẫu Tượng Đại Nhật Như Lai ( Tỳ Lô Giá Na Phật ) Đẹp Nhất

Đại Nhật Như Lai hay Tỳ Lô Giá Na Phật, Tỳ Lư Xá Na Phật theo hai bộ sách là Kim Cương và Thai Tạng của Phật Giáo Mật Tông thì đây là pháp thân của Phật Như Lai và cũng được xem là bản tôn căn bản của Mật Tông. Theo các tài liệu Phật Giáo, Đại Nhật Như Lai Bồ Tát giữ chức vụ cao quý, chiếu ánh sáng của mình đến mọi chúng sinh và mở ra con đường thiện cho mọi loài.

Đại Nhật Như Lai mang sức mạnh cứu độ chúng sinh, là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ có thể diệt trừ bóng tối vô minh. Tượng Đại Nhật Như Lai được thờ phụng khá phổ biến để mong cầu được dẫn lối, có được trí tuệ của ngài và được ngài cứu độ, bảo vệ. Ngoài ra, Đại Nhật Như Lai còn được xem là Phật bản mệnh của người tuổi Mùi và tuổi Thân.

6 Mẫu tượng Đại Nhật Như Lai đẹp nhất

Người tuổi Mùi và tuổi Thân thường đeo vòng tay hoặc mặt dây chuyền Phật bản mệnh Đại Nhật Như Lai. Bên cạnh đó, người ta cũng thường thờ tượng Đại Nhật Như Lai tại gia để niệm nhớ Ngài, noi gương Ngài mà tu học theo sự từ bi, hướng thiện, ánh sáng trí tuệ của Ngài. Đồng thời luôn nhắc nhở bản thân phải biết sống cảm thông, bao dung, học được cách tĩnh tâm để tâm hồn được bình an. Dưới đây là một số mẫu tượng Đại Nhật Như Lai đẹp nhất tại kho Lộc Phát mà bạn có thể tham khảo:

1. Tượng Đại Nhật Như Lai vẽ gấm vàng

Tượng Đại Như Như Lai vẽ gấm vàng là một trong những mẫu tượng đẹp được nhiều quý khách hàng yêu thích và đánh giá cao của Lộc Phát. Tượng được chế tác từ chất liệu bột đá cao cấp với y áo tượng được vẽ gấm thủ công tinh tế, tỉ mỉ. Tướng diện tượng đẹp, cân đối hài hòa, ngũ quan Tỳ Lô Giá Na Phật được thể hiện tinh tế, toát được thần thái, trí tuệ, sự từ bi vô mẫn của Đức Phật.

Tượng Đại Nhật Như Lai (Tỳ Nô Giá Na Phật) đẹp nhất

Tượng Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) đẹp nhất

Tượng thể hiện hình ảnh Đại Nhật Như Lai trong tư thế ngồi tọa thiền trên tòa sen, tay bắt Trí Quyền ấn. Theo Phật Giáo thì đây là thủ ấn biểu tượng cho sự tự tin, ấn này được thể hiện bằng cách nắm tay trái xung quanh ngón trỏ, đầu ngón trỏ phải chạm vào đầu ngón trỏ trái. Sự kết hợp này tượng trưng cho sự hài hòa của các yếu tố nước, gió, lửa, đất và kim loại với ý thức.

Điểm nổi bật của tượng phải nói đến chính là phần mũ Phật với các họa tiết được viền vàng sang trọng kết hợp cùng anh lạc vàng ở cổ. Phần đế tượng với tạo hình ba cánh sen xếp tầng bắt mắt, phối hợp màu sắc ấn tượng, làm nổi bật thiết kế và màu sắc của tượng.

2. Tượng Đại Nhật Như Lai gấm xanh ngọc

Tượng Đại Nhật Như Lai vẽ gấm y áo màu xanh ngọc cũng là một trong những mẫu tượng đẹp đang có tại kho Lộc Phát. Tượng được chế tác từ chất liệu bột đá cao cấp, bề mặt được phủ nhiều lớp nano giúp tăng độ mướt mịn, độ phủ bóng và độ bền. Tướng diện tượng đẹp, nước da sơn hồng hào, tràn ngập sinh khí, toát được thần thái từ bi hỷ xả của Đức Phật. Tượng thể hiện Đức Đại Nhật Như Lai trong tư thế ngồi, tay kết ấn Trí Quyền, ánh mắt khép hờ an yên tự tại, miệng thoáng nở nụ cười cứu độ cảm thông.

Tượng Đại Nhật Như Lai vẽ gấm xanh ngọc

Tượng Đại Nhật Như Lai vẽ gấm xanh ngọc

Mẫu tượng này nằm cùng bộ với tượng trên, chỉ khác ở phần y áo và màu sắc của đế tượng. Ở mẫu tượng này, y áo Phật có màu xanh ngọc tươi mát, nhẹ nhàng, được thể hiện tinh tế, tỉ mỉ. Phần y áo được vẽ gấm với các hoạ tiết được trau chuốt thận trọng bằng thủ công đẹp mắt. Tượng có màu xanh ngọc độc đáo, sự phối màu hài hoà giữa màu sắc tượng, y áo cùng đế tượng mang đến cảm giác an yên, nhẹ nhàng.

3. Tượng Đại Nhật Như Lai màu hổ phách

Tượng Đại Nhật Như Lai màu hổi phách được làm từ chất liệu bột đá cao cấp, y áo tượng có màu hổ phách độc đáo với sự phối màu tinh tế, hài hoà, kế giữa ba tầng màu từ trắng, đến vàng nhạt và vàng hổ phách. Tượng được phủ nhiều lớp nano, tướng diện tượng đẹp, nước da sơn hồng hào tươi sáng. Điểm nhấn của tượng nằm ở phần mũ Phật với hoạ tiết viền vàng kết hợp cùng anh lạc vàng ở cổ và hoạ tiết viền vàng sang trọng trên đế tượng.

Tượng Đại Nhật Như Lai màu hổ phách

Tượng Đại Nhật Như Lai màu hổ phách

4 Tượng Đại Nhật Như Lai bằng đá thạch anh

Mẫu tượng này được chế tạo từ chất liệu bột đá thạch anh cao cấp. Theo phong thuỷ, đá thạch anh là loại đá tượng trưng cho trí tuệ, cho ánh sáng, cho sự thành công. Đá thạch anh cũng có khả năng hấp thu và mang đến nguồn năng lượng tích cực đến cho gia đình. Đặc biệt, loại đá này còn giúp phát huy tốt hiệu quả an lạc cảm hoá của tượng Phật, có thể mang đến sức khoẻ, sự sáng suốt cho các thành viên trong gia đình.

Tượng Đại Nhật Như Lai bằng đá thạch anh nằm trong bộ tượng Đại Nhật Như Lai ngồi thiền tay bắt ấn Trí Quyền. Do đó, các chi tiết trong bộ tượng là khá giống nhau, tuy nhiên, mẫu tượng này có phần y áo được làm từ đá thạch anh cao cấp, bề mặt mướt mịn, bắt mắt. Phần đế tượng có màu sắc đồng bộ với màu tượng và cũng được chế tạo từ chất liệu bột đá thạch anh cao cấp.

Tượng Đại Nhật Như Lai bằng đá thạch anh cao cấp

Tượng Đại Nhật Như Lai bằng đá thạch anh cao cấp

5 Tượng Tỳ Lô Giá Na Phật màu xanh ngọc

Mỗi tôn tượng Phật của Lộc Phát đều được trau chuốt tỉ mỉ, tinh tế trong từng đường nét chi tiết. Tôn tượng được chế tác với tấm lòng, trái tim và tay nghề điêu luyện của người nghệ nhân. Tượng có ngũ quan cân đối hài hoà, các chi tiết được thể hiện tỉ mỉ với nước da sơn hồng hào, đôi mắt khép hờ an yên tự tại, miệng thoáng nở nụ cười bình yên. Khi ngắm nhìn tượng, bạn sẽ cảm giác được cảm giác nhẹ nhàng, an tĩnh, cảm nhận được thần thái từ bi hỷ xả của Đức Phật.

Tượng Tỳ Nô Giá Na Phật màu xanh ngọc

Tượng Tỳ Nô Giá Na Phật màu xanh ngọc

Tượng Đại Nhật Như Lai bằng bột đá xanh ngọc đẹp nhất

Tượng Đại Nhật Như Lai bằng bột đá xanh ngọc đẹp nhất

6. Tượng Đại Nhật Như Lai màu trắng ngọc

Tôn tượng được chế tác từ chất liệu bột đá trắng cao cấp với màu trắng ngọc nhẹ nhàng, thanh khiết. Trong Phật Giáo, màu trắng tượng trưng cho Tín căn, cho niềm tin không lây chuyển.

Tượng Tỳ Nô Giá Na Phật màu trắng ngọc

Tượng Tỳ Nô Giá Na Phật màu trắng ngọc

Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) là ai?

Đại Nhật Như Lai hay Tỳ Lô Giá Na Phật là pháp thân của Đức Phật Thích Ca. Theo quan điểm của Phật giáo Đại Thừa, Phật có ba thân gồm pháo thân, báo thân và hoá thân, mỗi thân có chỗ dụng khác nhau. Phật Thích Ca là vị Phật lịch sử, đản sinh và nhập diệt trên trái đất, đây chính là hoá thân của Ngài. Còn thân mà Ngài chứng ngộ được gọi là pháp thân, là Chân Như và còn được gọi là Đại Nhật Như Lai.

Đại Nhật Như Lai được biết đến và được nhắc đến nhiều nhất trong hai bộ Mật Tông Đại Pháp là Giới Thai Tạng và Giới Kim Cương. Ngài là bản tôn cơ bản nhất của Mật Tông, Ngài chính là Pháp thân Như Lai, cũng là Pháp Giới thể tính tự thân. Mật Tông đã tôn phụng Ngài lên làm giáo chủ, tôn Ngài là Đại Nhật Tông hay còn được gọi là Tỳ Lô Giá Na Tông.

Trong tiếng Phạn, Đại Nhật Như Lai được gọi là Vairochana, dịch nôm na là Phật Ma Ha Tỳ Lô Giá Na, trong tiếng Phạn có nghĩa là “biến chiếu, dịch là Tỳ Lô Giá Na, tức là soi sáng khắp nơi, diệt trừ mọi chỗ u tối. Phật hiệu của Đại Nhật Như Lai là Tỳ Lô Giá Na Phật hay còn được gọi là Biến Nhất Thiết Xứ, Quang Minh Biến Chiếu hoặc Tỳ Lư Giá Na.

Theo Đại Nhật Kinh Nghĩa Thích, ý nghĩa của tên gọi Đại Nhật Như Lai được hiểu như sau: “Chữ Tỳ Lô Giá Na là mặt trời, có nghĩa là soi sáng cùng khắp, diệt trừ mọi chỗ u ám. Tuy nhiên đối mặt trời của thế gian, sự chiếu sáng có phương phận, chiếu sáng bên ngoài mà chẳng chiếu sáng bên trong, chiếu sáng bên này, chẳng đến bên kia, lại chỉ sáng ban ngày, còn ban đêm không thấy chiếu. Huệ Nhật của Như Lai không như thế. Trí sáng của Phật chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, góc cạnh, đêm ngày.”

Ý nghĩa hình tượng Đại Nhật Như Lai

Theo các tài liệu Phật Giáo, Đại Nhật Như Lai xuất hiện trong kinh Brahmajala, được sáng tác ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ V. Trong tiếng Phạn, tên của Ngài được hiểu là “người đến từ mặt trời”, được mô tả với hình ảnh Đức Phật ngồi trên ngai vàng của sư tử, xung quanh toả hào quang rực rỡ.

Trong Đại Nhật Kinh, Ngài được mô tả là một vị Phật vạn năng, là nguồn giác ngộ, thoát khỏi các điều kiện và nguyên nhân, sống tự do tự tại. Còn trong Mật Tông Tây Tạng, Ngài là đại diện cho trí tuệ siêu việt, toàn tri, toàn năng. Sự xuất hiện của Ngài khiến những người gây ác nghiệp vô cùng sợ hãi, khiếp đảm. Trong Đại Nhật Kinh, tên gọi của Ngài gồm ba hàm nghĩa là diệt trừ u tối và phổ sáng khắp nơi; giữ cho ánh sáng không bao giờ mất đi và thành tựu các công việc.

Tượng Đại Nhật Như Lai bằng chất liệu bột đá thạch anh cao cấp

Tượng Đại Nhật Như Lai bằng chất liệu bột đá thạch anh cao cấp

Tôn tượng Đại Nhật Như Lai thường được thờ độc tôn hoặc thờ trong bộ Ngũ Phương Phật hay còn được gọi là Ngũ Trí Như Lai. Hình tượng Ngài thường thấy là ngồi toạ thiền trong tư thế kim cương trên toà sen, sắc thân màu trắng, tay bắt Pháp Giới Định ấn, Trí Quyền ấn hoặc kết ấn thiền định, tay ôm pháp luân ngay giữa rốn. Ngoài ra, một số tôn tượng thể hiện Đại Nhật Như Lai có 4 mặt màu trắng, hướng về bốn phương với ý nghĩa không ám nhiễm bụi trần và không ngừng diễn giải Phật Pháp.

Tượng Đại Nhật Như Lai cũng được thờ trong bộ Ngũ Trí Như Lai. Bộ tôn tượng này lấy Đại Nhật Như Lai, tức Phật Thích Ca Mâu Nhi làm tôn chủ. Trong đó, Phật Tỳ Lô Giá Na ở vị trí trung tâm, tay kết ấn chuyển pháp luân, toàn thân toả ra ánh sáng màu trắng. Ngài có đại nguyện dìu dắt chúng sinh nhập tri kiến thanh tịnh và nguyện tịnh hoá toàn bộ vô minh ảo tưởng. Đức Phật được mô tả trong tư thế kim cương, ngồi trên bảo toà do tám con sư tử nâng đỡ.

Cách thờ tôn tượng Đại Nhật Như Lai

Đại Nhật Như Lai là mấu chốt giáo lý chúng sinh của Mật Tông, cũng là giáo chủ, ở vị trí trung tâm của Mật giáo. Ngài là biểu tượng của ánh sáng trí tuệ, có khả năng diệt trừ bóng tối của vô minh. Ngoài ra, Tỳ Lô Giá Na Phật còn là Phật bản mệnh của người tuổi Mùi và tuổi Thân. Những người sinh vào năm Mùi, năm Thân khi thờ phụng Ngài sẽ được Ngài phù hộ, nhận được trí tuệ và sức mạnh tri thức, được mở mang trí tuệ, vượt qua những thống khổ, bi ai trong cuộc sống.

Cũng giống như thờ các tôn tượng Phật khác, nếu như thờ Đại Nhật Như Lai, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên thờ tượng Phật ở không gian thờ cúng riêng, thanh tịnh, bàn thờ Phật nên đặt ở vị trí cao nhất, trung tâm của ngôi nhà.
  • Khi thờ Phụng, không nên thờ quá 3 tôn tượng Phật, Bồ Tát trong nhà, đặt tượng Phật ở vị trí cao nhất, nếu có tượng Bồ Tát thì đặt tượng Bồ Tát ở hai bên.
  • Thờ Phật nên xuất phát từ sự thành tâm, một lòng tôn kính chư Phật, Bồ Tát, không nên xuất phát từ mục đích che dấu tội lỗi, cầu xin ban tài lộc, cầu xin ban phước…
  • Bàn thờ Phật không nên hướng về các vị trí xấu như nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng ngủ… Không đặt các vật dụng như bùa phép, giấy tiền vàng mã lên bàn thờ Phật.
  • Nên chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cần thiết trên bàn thờ, khi thỉnh tượng về thì an vị Phật ngay trên bàn thờ, không đặt tạm ở bất kỳ một vị trí nào khác.
  • Khi thờ tượng Phật, gia chủ không cần lau chùi, tắm tượng thường xuyên. Thay vào đó, nên lễ Phật vào các ngày mồng 1, ngày rằm, ngày vía Phật, các ngày thường chỉ cần thường xuyên thay trà nước hoa quả là được.
  • Ngày vía Đại Nhật Như Lai là ngày 23/10 âm lịch hàng năm. Theo quan niệm của Phật tử, trong ngày này nếu gieo ác nghiệp thì sẽ mang tội gấp hàng triệu lần. Do đó, nếu tích cực tu hành, thực hành bố thí, làm việc thiện mỗi ngày đặc biệt là vào các ngày này.

Trên đây là một số mẫu tượng Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Phật) đẹp, giá tốt hiện có tại Lộc Phát. Quý khách có nhu cầu thỉnh tượng có thể liên hệ số điện thoại 093 173 8189 hoặc đến trực tiếp cửa hàng để tham quan, chọn thỉnh mẫu tượng ưng ý tại địa chỉ Số 8, Đường Bình Giã, Phường 13, Quận Tân Bình, TPHCM.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ cùng bạn bè

Khách hàng phản hồi

avatar
  Subscribe  
Notify of


Chat Zalo
Gọi điện ngay