Cách bài trí bàn thờ ông táo khi thờ cúng chuẩn nhất
Phong tục cúng ông công – ông táo là phong tục vốn có của người Việt xưa. Để bài trí được một bàn thờ cúng ông táo đúng chuẩn phong thủy thì cần các yếu tố như: vật dụng thờ cúng, hoa tươi, mâm cúng… Vậy tại sao lại có phong tục thờ cúng này thì trước tiên cần phải hiểu rõ về nguồn gốc của phong tục thờ cúng.
Nguồn gốc của ông táo
Ngày xưa, có 2 vợ chồng nọ vì chưa có con nên trong nhà thường xảy ra tranh cãi và mâu thuẫn. Người chồng vì trông ngóng mong con mà sinh ra cộc cằn với vợ. Người vợ buồn tủi bèn bỏ đi. Duyên số run rủi sau đó chị ta bèn kết duyên với một người miền ngược là nghề săn bắt. Cuộc sống vô cùng viên mãn và hạnh phúc. Lại nói về người chồng cũ, sau khi đánh mắng vợ thì cảm thấy hối hận, bèn bỏ đi tìm vợ. Nhưng chưa tìm được vợ thì tiền hết lại mang bệnh tật, phải đi ăn xin.
Vô tình một ngày nọ, anh ta đến đúng nhà của người vợ cũ xin ăn. Người vợ sau đó nhận ra là chồng cũ bèn dọn cơm rượu cho anh ta ăn. Anh ta ăn no uống say bèn thiếp đi ngủ, gọi kiểu gì cũng không tỉnh dậy. Sắp tới lúc chồng mới về mà anh chồng cũ vẫn không chịu tỉnh. Chị ta bèn đưa anh chồng cũ ra đống rơm sau đó lấy rơm phủ lên người.
Người chồng mới đưa về một con cầy và nói với vợ là hôm nay sẽ mở tiệc. Anh kêu vợ ra chợ mua ít đồ. Sau đó anh ta đem cầy ra đồng rơm thui, chẳng may lửa bén vào đống rơm thiêu chết anh chồng cũ. Vừa lúc người vợ đi về thấy thế, chị ta cảm thấy mình chính là người giết chồng cũ bèn nhảy vào lửa tự vẫn. Chồng mới vì thương xót vợ cũng nhảy vào theo. Và ngày đó chính là ngày 23 tháng chạp.
Ngọc Hoàng thương 3 người sống có tình có nghĩa nên đã cho họ hóa thành 3 ông đầu rau, chuyên coi quản việc bếp núc.
Hằng năm, cứ mỗi ngày 23 tháng chạp thì ông táo phải trở về trời để tâu về chuyện làm ăn và cuộc sống của mỗi nhà.
Chính vì vậy ngày 23 tháng chạp hàng năm sẽ là ngày các gia đình làm mâm cơm cúng ông táo chầu trời. Vậy làm thế nào để bài trí bàn thờ ông táo chuẩn nhất
Cách bài trí bàn thờ ông táo khi thờ cúng :
- Bàn thờ ông táo : thông thường là dạng bàn thờ treo tường với nhiều kiểu dáng và tùy theo điều kiện mỗi gia đình. Tuy nhiên bàn thờ ông táo thường được làm đơn giản và nhỏ gọn trên cao để tránh đụng phải khi nấu ăn
- Bài vị ông táo: tùy theo từng gia đình mà lựa chọn bài vị ông táo lớn hay nhỏ. kích thước bài vị ông táo thông thường được chọn là 17×30 để phù hợp với các không gian nhỏ, ngoài ra còn các bài vị táo rồng 30×40 hoặc 38×48 tùy theo điều kiện gia đình lựa chọn
- Bát nhang: bàn thờ ông táo thường nhỏ nên sẽ lựa chọn bát nhang 4-5 in và chọn các hoa văn đơn giản
- Bình hoa: thông thường tới các dịp lễ cúng người ta mới trưng hoa trên bàn thờ ông táo. Tuy nhiên quý gia chủ vẫn có thể trưng hoa tươi mỗi ngày
- Án nước: bàn thờ ông táo sẽ bày án nước 3 ly.
- Mâm cúng: trên bàn thờ ông táo có thể bày mâm cúng mặn bao gồm xôi, oản, thịt….Nếu là khu vực miền bắc sẽ có bày thêm một chậu cá
Trong các dịp về nhà mới hoặc các ngày cúng ông táo chầu trời thì cần
- 3 bộ quần áo bao gồm 2 bộ nam và 1 bộ nữ
- chậu cá chép vàng : 3 con
- bình hoa tươi
- đĩa quả
- bánh kẹo
- hương – vàng
- mâm cúng mặn
như vậy để bài trí bàn thờ ông táo thì những thứ cần thiết như bàn thờ, bài vị, bát nhang, bình hoa, án nước là bắt buộc cần thiết và phải có hằng ngày. Còn lại khi đến các ngày lễ cúng lớn thì sẽ chuẩn bị thêm các mâm cỗ để cúng ông táo.
Khách hàng phản hồi