Tượng Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu Bằng Đá Đẹp Giá Tại Kho
Tượng Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu Đẹp nhiều màu, nhiều kích thước giá tại kho. Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu đa số được thờ tại các tỉnh phía nam. Tuy nhiên tùy theo tên gọi mà mỗi vùng miền lại có cách gọi khác nhau. Ví như có nơi gọi Bà Chúa xứ, Bà Thánh Mẫu, Thánh Mẫu Chúa Xứ Nương Nương, Chúa Xứ Thánh Nương Nương.
Vào cuối tháng 3-2022 thì chính phủ đã đồng ý đệ trình UNESCO công nhận lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Ngày Vía lễ hội được tổ chức từ ngày 22/4 – 27/4 âm lịch hằng năm, lễ hội được tổ chức theo nghi thức truyền thống bao gồm:
- Khai hội
- Phục hiện lễ rước tượng bà từ đỉnh núi sam xuống miếu bà
- lễ tắm tượng bà
- lễ thỉnh sắc thần thoại ngọc hầu cùng 2 vị phu nhân
- Lễ túc yết
- Lễ Xây Chầu
- Lễ chánh tế
- Lễ Hồi Sắc
Ngoài ra ở các miếu bà chúa xứ thánh mẫu ở các tỉnh khác cũng có tục thờ cúng hàng tháng vào các ngày mùng 1 và 15 âm lịch. Đồng thời các ngày lễ tết miếu thánh mẫu cũng có mở cửa để người dân tới thắp nhang, thờ phụng.
Vậy Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu là ai?
Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu hay còn gọi là Phật Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sam, Mẹ Bà Chúa Xứ… Bà là vị nữ thần được thờ phụng rất phổ biến, vô cùng nổi tiếng, được người dân khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long hết lòng kính mến, sùng bái. Tục thờ Bà Chúa Xứ và Lễ hội Bà Chúa Xứ Châu Đốc An Giang là một nét đẹp, một phần quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng dân gian Nam Bộ nói riêng và văn hóa tín ngưỡng Việt Nam nói chung.
Có rất nhiều truyền thuyết ca tụng những quyền năng to lớn của bà chúa xứ thánh mẫu. Những câu chuyện về bà nhuốm đầy màu sắc ly kỳ, có sức hấp dẫn lớn lao vẫn luôn được lớp lớp các thế hệ truyền tụng, ca ngợi cho đến ngày nay. Người ta tin rằng, Bà Chúa Xứ vẫn luôn linh hiển, chở che con dân và bảo vệ đất nước.
Bà chúa xứ thánh mẫu có ý nghĩa là người mẹ, người sinh ra và từ tên gọi còn mang ý nghĩa tôn vinh, người có quyền năng cứu giúp con người vượt qua những khổ ải của thiên nhiên. Bà chúa xứ thánh mẫu còn là người cai quản một vùng đất đai rộng lớn với quyền năng ban cho đất, sông, núi, nước, khí hậu. Con người thờ phụng bà chúa xứ với mong muốn mùa màng bội thu, tránh được những thiên tai, khí hậu khắc nghiệt.
Danh xưng “Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu” được hiểu như sau:
- Bà Chúa Xứ: Người đứng đầu, sở hữu, cai trị hoặc có quyền lực rất cao đối với một vùng đất, một khu vực, một cộng đồng dân cư, cụ thể là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và Nam Bộ nói chung.
- Thánh Mẫu: Danh hiệu, cách gọi để chỉ cho người phụ nữ đáng kính, đáng tôn trọng, có tấm lòng yêu thương như tấm lòng người mẹ đối với con cái, có quyền lực và đáng kính trọng về mặt tấm lòng.
Một số mẫu tượng Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu Đẹp
Tượng Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu Bằng Đá Vẽ Gấm Đỏ Chuyển Màu
Đây là một mẫu tượng bà chúa xứ với họa tiết áo đỏ là chủ đạo, trên y áo có thêu phượng hoàng, mây, nước, hoa lá biểu trưng cho đất, trời, thiên nhiên. Cổ đeo tràng hạt 3 lớp, áo rủ che tay. Trên đầu là vương miện đại diện cho người đứng đầu cai quản một vùng. Ghế đầu rồng là linh vật trấn sát và biểu trưng cho quyền năng của Người.
Kích thước:
- Cao 30cm – Giá thỉnh : 3.600.000 VNĐ
- Cao 40cm – Giá thỉnh : 5.200.000 VNĐ
- Cao 50cm – Giá thỉnh : 6.800.000 VNĐ
- Cao 68cm – Giá thỉnh : 14.900.000 VNĐ
Xem chi tiết tại: Tượng Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu Áo Gấm Đỏ CXTM-006
2. Tượng Thánh Mẫu Y Áo Gấm Vàng Chuyển Màu
Dưới bàn tay của nghệ nhân thì áo gấm vàng chuyển màu được hiện lên sinh động nhất. Toàn bộ mọi chi tiết đều được nghệ nhân thực hiện thủ công vô cùng tỉ mỉ. Chính vì vậy bà chúa xứ thánh mẫu hiện lên càng chân thật hơn.
Kích thước:
- Cao 30cm – Giá thỉnh : 3.600.000 VNĐ
- Cao 40cm – Giá thỉnh : 5.200.000 VNĐ
- Cao 50cm – Giá thỉnh : 6.800.000 VNĐ
- Cao 68cm – Giá thỉnh : 14.900.000 VNĐ
Xem chi tiết tại: Tượng Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu gấm vàng CXTM-005
3. Tượng Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu Thạch Anh
Được làm bằng chất liệu bột đá thạch anh cao cấp. Tượng Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu có màu vàng trong suốt của ngọc. Thiết kế dát vàng vai áo, họa tiết phụng cũng được dát vàng nên rất chân thực.
Kích thước:
- Cao 30cm – Giá thỉnh : 2.400.000 VNĐ (31x21x18cm)
- Cao 40cm – Giá thỉnh : 3.700.000 VNĐ
- Cao 50cm – Giá thỉnh : 5.500.000 VNĐ
- Cao 68cm – Giá thỉnh : 13.000.000 VNĐ
Xem chi tiết tại: Tượng Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu thạch anh CXTM-004
4. Tượng Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu Xanh Ngọc
Tùy theo vận mệnh và cung hành của một xứ thì việc thờ bà chúa xứ xanh ngọc có nơi gọi là bà thủy. Tượng xanh ngọc chuyển màu đẹp, phần phụng và vai áo dát vàng là điểm nhấn cho áo.
Kích thước:
- Cao 30cm – Giá thỉnh : 2.400.000 VNĐ
- Cao 40cm – Giá thỉnh : 3.700.000 VNĐ
- Cao 50cm – Giá thỉnh : 5.500.000 VNĐ
- Cao 68cm – Giá thỉnh : 13.000.000 VNĐ
Xem chi tiết tại: Tượng Bà Chúa Xứ xanh ngọc CXTM-003
5. Tượng Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu Đỏ
Tượng Bà Chúa Xứ y áo đỏ được nhiều nơi thờ phụng nhất. Tượng bám sát với hình tượng, khuôn mẫu tượng Bà Chúa Xứ được thờ tại miếu Bà thuộc địa phận Châu Đốc An Giang. Màu đỏ là màu sắc may mắn, đồng thời cũng tượng trưng cho quyền lực.
Kích thước:
- Cao 30cm – Giá thỉnh : 2.400.000 VNĐ
- Cao 40cm – Giá thỉnh : 3.700.000 VNĐ
- Cao 50cm – Giá thỉnh : 5.500.000 VNĐ
- Cao 68cm – Giá thỉnh : 13.000.000 VNĐ
Xem chi tiết tại: Tượng Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu đỏ CXTM-002
6. Tượng Bà Chúa xứ y áo trắng dát vàng
Tượng được làm bột đá cao cấp, y áo tượng có màu trắng, các chi tiết được viền vàng sang trọng, nổi bật. Ở mẫu tượng này, Bà Chúa Xứ được thể hiện trong tư thế ngồi trên ghế tay rồng, đầu đội vương miện, trên áo choàng có hình chim phụng mạ vàng tượng trưng cho quyền lực, đồng thời cũng thể hiện sự đoan trang, cao quý, đẹp đẽ của người phụ nữ.
Kích thước:
- Cao 30cm – Giá thỉnh : 2.400.000 VNĐ
- Cao 40cm – Giá thỉnh : 3.700.000 VNĐ
- Cao 50cm – Giá thỉnh : 5.500.000 VNĐ
- Cao 68cm – Giá thỉnh : 13.000.000 VNĐ
Tùy theo từng địa phương mà có những tên gọi khác nhau. Tuy nhiên tên gọi được nhiều người gọi nhất vẫn là bà chúa xứ. Đối với mỗi vùng miền lại có những cách thờ cúng riêng vì theo dân gian truyền lại thì việc bà chúa xứ xuất hiện dưới nhiều hình thái giúp cho mưa thuận, gió hòa vạn vật sinh sôi nảy nở nên mỗi nơi bà sẽ xuất hiện dưới một màu áo.
Ý nghĩa của việc thờ tượng Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu
Tục thờ Bà Chúa Xứ đã xuất hiện từ lâu, trở thành một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng dân gian. Thờ Bà Chúa Xứ là tín ngưỡng thờ Mẫu, cũng giống như thờ Thiên Hậu Nương Nương, Thủy Long Thánh Mẫu, Liễu Hạnh Công Chúa… Tượng bà không chỉ được thờ trang trọng tại các chùa, miếu mà còn được nhiều người thỉnh về thờ tại gia.
Bà là vị nữ thần linh thiêng của xứ này, được tin rằng vô cùng linh thiêng, đã từng nhiều lần linh hiển cứu nhân độ thế, giúp đỡ những người cầu nguyện bà. Bà được biết đến qua rất nhiều câu chuyện li kì, về những lần giúp đỡ người dân bảo vệ bờ cõi, đuổi giặt Xiêm, giúp Thoại Ngọc Hầu thuận lợi trong việc xây dựng kênh Vĩnh Tế. Việc thờ tượng Bà Chúa Xứ có những ý nghĩa sau đây:
- Thể hiện lòng tấm lòng tôn kính với Bà Chúa Xứ: Bà Chúa Xứ là vị nữ thần có quyền lực linh thiêng trong việc ban phúc trừ họa. Bà gắn liền với những câu chuyện đánh đuổi giặc Xiêm, bảo vệ người dân, giúp xây dựng kênh Vĩnh Tế để thuận tiện giao thương và trấn thủ bờ cõi. Ngoài ra, còn có rất nhiều câu chuyện về sự linh hiển của Bà. Vì thế, những người có niềm tin về sự linh hiển của Bà, người được bà giúp đỡ nói riêng và người dân Nam Bộ nói chung thường thờ tượng bà để thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính đối với bà.
- Cầu bình an, may mắn, sức khỏe, con cái: Tượng Bà Chúa Xứ cũng thường được thờ và cầu nguyện được bà ban phước lộc, sức khỏe. Bà là vị thần bảo hộ nổi tiếng tại Nam Bộ, đặc biệt Miếu Bà Chúa Xứ tại Châu Đốc, An Giang.
- Cầu sự thành công trong việc học tập, công danh sự nghiệp: Bà được xem là nữ thần thịnh vượng, rất linh ứng trong việc giúp đỡ người làm ăn. Những người làm ăn, kinh doanh nếu thành tâm thờ và cầu bà sẽ được phù trợ, giúp công việc được thuận lợi, suôn sẻ, phát đạt.
Trước đây, người ta thường thờ tượng Bà Chúa Xứ hoặc đến Miếu Bà Chúa Xứ để cầu bình an, may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, không bị giặc ngoại xâm quấy nhiễu, không bị dịch bệnh hoành hành. Đến thời điểm hiện tại, tùy vào sở cầu của mỗi người mà chúng ta thành tâm khấn nguyện để mong bà giúp đỡ.
Ngày nay, tục thờ Bà vẫn không hề mai một, hằng năm người dân Châu Đốc An Giang vẫn trang trọng tổ chức Lễ hội vào ngày Vía Bà Chúa Xứ. Từ nhiều năm qua, miếu bà Chúa Xứ Núi Sam luôn giữ kỷ lục về lượng khách tham quan, chiêm bái, ước tính, lượt người tham quan, viếng bà lên đến khoảng 4 triệu lượt người mỗi năm và ngày càng có xu hướng gia tăng.
Lễ vật, văn khấn và cách xin lộc Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ tại Châu Đốc An Giang vô cùng nổi tiếng. Ban đầu, miếu khá đơn sơ, được làm bằng lá tre, đến năm 1870 thì được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Sau nhiều lần xây dựng và trùng tu, đến năm 2009, đây được xem là ngôi miếu có diện tích lớn nhất tại Việt Nam lúc bấy giờ.
Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở giữa chính điện, đây là pho tượng bằng đá sa thạch xưa nhất tại Việt Nam, cũng là pho tượng có nhiều áo phụng cúng nhất. Các kiến trúc chính điện ở đây mang đậm phong cách Ấn Độ. Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức vô cùng trang trọng kéo dài từ ngày 23 – 27/4 âm lịch hàng năm. Nếu bạn thờ tượng Bà Chúa Xứ và đến tham gia lễ vía Bà thì nên biết:
Lễ vật, mâm cúng Bà Chúa Xứ
Mâm cúng Bà Chúa Xứ là lễ vật thường được các gia đình chuẩn bị để dâng cúng bà mong được phù hộ, ban phước lành, giúp cuộc sống được ấm no, hạnh phúc, công việc được thuận lợi hoặc được thành tựu sở nguyện. Mỗi gia đình tùy vào điều kiện và tập tục mà có cách thức dâng lễ và các lễ vật khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung, mâm cúng thương bao gồm các lễ vật như: nhang (hương), đèn cầy, hũ gạo, hũ muối, xôi chè, trầu cau, mâm ngũ quả, hoa tươi, bánh bao, heo quay nguyên con, trà, rượu, bánh kẹo… Trong khi đó, một số nơi sẽ thay thế heo quay thành bộ tam sên hoặc gà luộc, vịt luộc, đôi khi có thêm cháo trắng, giấy cúng Bà.
Mâm lễ cúng được chuẩn bị theo điều kiện gia đình và tập tục của địa phương. Thực tế, lễ vật cúng bà không cần phải quá xa hoa, chỉ cần đủ lễ, thể hiện được tâm ý, sự thành kính của người dâng lễ là được. Nếu có điều kiện, gia đình có thể dâng lễ vật là heo quay. Heo quay là lễ vật chính, được phần đông người hành lễ chọn làm lễ vật để dâng cúng bà. Theo tập tục địa phương, trên lưng heo quay thường cắm một con dao.
Như vậy, mâm cúng Bà Chúa Xứ thường bao gồm:
- Heo quay (có thể thay bằng gà hoặc vịt luộc, bộ tam sên, khoanh giò)
- Mâm ngũ quả
- Hương (nhang) hoa tươi
- Đèn cầy
- Hũ gạo, hũ muối
- Trà, rượu trắng
- Trầu cau tươi, bánh kẹo
- Xôi chè, bánh bao…
Văn khấn Bà Chúa Xứ
Nếu bạn chưa biết khấn như thế nào khi đến tham dự lễ vía Bà Chúa Xứ, có thể tham khảo bài văn khấn đây:
“Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ. Cúi xin được phù hộ độ trì.
Hương tử con là:… (tên, tuổi)
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Con xin sắm sử kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối, cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. Cầu cho… (đọc điều muốn cầu xin chính). Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ, cúi xin được phù hộ độ trì.”
Cách xin lộc bà Chúa Xứ chuẩn nhất
Khi đến tham gia lễ vía Bà Chúa Xứ, người dự lễ đừng quên xin lộc bà mang về. Khi xin lộc cần thành tâm và tôn kính, sử dụng lộc đúng cách để nhận được may mắn, tài lộc và phước lành từ bà. Được biết, lộc trong bao lì xì có thể là tiền hoặc một góc vải được cắt ra từ tấm áo của bà.
Khi nhận được lộc Bà, việc thỉnh lộc cần được thực hiện như sau:
- Rước lộc về nhà, đặt lộc bà lên một cái dĩa, kế bên đặt 4 ly nước suối, cầm từng ly lên và khấn cung nghinh bà về cư gia.
- Mỗi ly sau khi khấn xong thì đặt ở 1 góc của ngôi nhà, như vậy, với 4 ly nước, chúng ta sẽ để ở 4 góc nhà
- Sau khi thực hiện xong, đặt lộc bà lên bàn thờ Quan Âm (nếu có) hoặc bàn thờ gia tiên. Khi đặt lên thì cần nhớ 3 ngày thay trầu cau, 4 ngày thay nước.
- Có thể đặt thêm 5 thứ ngũ cốc bao quanh bao lộc, đến ngày 23 âm lịch cuối năm đem hóa bao lộc này để được may mắn.
Ngoài ra, sau khi thay trầu cau thay nước trên bà thờ, gia chủ có thể tiếp tục để bao lộc rồi cuối năm đem hóa hoặc đặt trong ví mang theo bên người để được bà phù hộ đều được. Đừng quên thường xuyên khấn để xin được Bà độ cho mình và gia đình được khỏe mạnh, an khang.
Một số nơi thờ tượng Bà Chúa Xứ nổi tiếng
Nơi thờ tượng Bà Chúa Xứ nổi tiếng nhất chính là miếu Bà, tọa lạc tại làng Vĩnh Tế, dưới chân núi Sam, Châu Đốc An Giang. Đây cũng là nơi tổ chức lễ vía Bà Chúa Xứ vô cùng long trọng, trang nghiêm. Mỗi năm vào ngày vía Bà, ngày chính thức là ngày 25/4 âm lịch hàng năm, miếu đều có lễ hội rước Bà Chúa Xứ Núi Sam được người dân khắp mọi miền nô nức đổ về dự hội. Lễ hội được tổ chức từ ngày 23 – 27/4 âm lịch.
Ngoài ra, người dân cũng xây dựng và thờ tượng Bà Chúa Xứ tại một số chùa, miếu như:
- Chùa Bà Chúa Xứ Quận 7: Được xem là Chùa Bà Châu Đốc 2, Miếu Ngũ Hành, tọa lạc tại hẻm nhỏ của đường Huỳnh Tấn Phát, huyện Nhà Bè
- Chùa Bà Chúa Xứ Quận 9: Còn được gọi là Chùa Bà Châu Đốc 3, trước có tên là chùa Phước Long, gần đó có miếu thờ Bà Chúa Xứ, sau đó miếu được chuyển đến gần chùa, được người dân gọi là Chùa Châu Đốc 3.
- Bà Chúa Xứ Bàu Mướp: Miếu được thầy Tây An và các tín đồ dựng lên trong khoảng thế kỷ 19 để người dân thờ cúng.
- Bà Chúa Xứ Nguyên Nhung: tọa lạc tại thị trấn Phước Long, huyện Phước Long.
Cách chọn thỉnh tượng Bà Chúa Xứ
Tượng Bà Chúa Xứ rất linh thiêng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng và đời sống tâm linh của người Việt. Tượng Bà được thờ rất rộng rãi, không chỉ tại các ngôi chùa, miếu lớn nhỏ mà còn được nhiều gia đình thỉnh về thờ tại gia. Ngày nay, khi điều kiện kinh tế khá giả hơn, nhiều gia đình thường có xu hướng thỉnh tượng bà về thờ tại nhà để cầu mong được bà che chở, phù hộ độ trì.
Các mẫu tượng Bà Chúa Xứ được thiết kế theo khuôn mẫu tượng Bà tại Miếu Bà ở Châu Đốc, An Giang. Tuy nhiên, dưới đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, tượng được trau chuốt tỉ mỉ, tinh tế, trở nên có thần và sống động, trang nghiêm, đẹp đẽ hơn rất nhiều. Tượng thể hiện Bà trong tư thế ngồi trên ghế tay rồng, trên đầu đội mũ miện gắn mành ngọc trước mặt (mũ Tế Giao) giúp tăng sự uy nghiêm, cao quý. Trên thân bà là áo choàng dài, cổ có nhiều chuỗi trang sức, trên áo có họa tiết chim phụng trang nghiêm, đẹp đẽ.
Khi chọn tượng Bà Chúa Xứ để thờ phụng, chúng ta cần lưu ý đến 4 yếu tố chính là tính thẩm mỹ, chất lượng, giá cả và duyên. Duyên tức là khi chọn thỉnh tưởng, hãy ngắm các tượng thật lâu, nếu tượng nào khiến bạn sinh lòng tôn kính, gần gũi, mến yêu, muốn thỉnh tượng ấy về thờ thì chứng tỏ bạn hữu duyên với tượng này.
Bên cạnh đó, vì là tượng thờ để cầu bình an, may mắn, được che chở, phù hộ độ trì không phải là tượng trấn trạch nên cần phải chú ý đến diện tượng. Chỉ nên thỉnh tượng có diện đẹp, trang nghiêm mà không mất vẻ hiền từ của bậc Thánh Mẫu. Không thỉnh những tượng có khuôn mặt dữ dằn, tỷ lệ tượng không cân xứng, không thể hiện được thần thái của Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu.
Cách thờ tượng Bà Chúa Xứ tại nhà
Cách thờ tượng Bà Chúa Xứ tại nhà cũng giống như việc chúng ta thờ các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật khác. Cách thờ cúng phổ biến nhất chính là lập bàn thờ và thỉnh tượng Bà về thờ tại nhà. Trong quá trình thờ cúng, điều quan trọng nhất là gia chủ cần phải thành tâm, xuất phát từ lòng kính ngưỡng, tôn kính, có niềm tin rằng Bà sẽ phù hộ độ trì cho mình và gia đình.
Để thờ tượng Bà, trước hết, gia chủ cần chuẩn bị một bàn thờ đặt ở vị trí yên tĩnh, trang nghiêm. Chuẩn bị bộ sứ thờ cúng gồm bát hương, bình hoa, mâm bông, chén nước… Sau đó chọn mẫu tượng phù hợp, ưng ý, chọn ngày tốt để thỉnh tượng Bà về an vị trên bàn thờ. Thiết mâm lễ cúng, đọc văn khấn an vị tượng, sau đó có thể thờ cúng như bình thường.
Trong quá trình thờ cúng, cần thường xuyên thay nước, thắp nhang (hương), cúng hoa tươi, trái cây trên bàn thờ. Đồng thời, cũng cần siêng khấn vái, cầu mong bà phù hộ độ trì để những điều sở cầu được như ý nguyện. Siêng làm điều thiện, việc thiện, tránh làm điều sai trái, tránh những hành động bất kính với Bà.
Địa chỉ thỉnh tượng Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu đẹp
Đồ Thờ Lộc Phát là một trong những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy mà quý khách có thể tham khảo nếu đang tìm kiếm một địa chỉ thỉnh tượng Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu đẹp, trang nghiêm, chất lượng. Lộc Phát là cửa hàng chuyên đồ thờ cúng, chuyên về tượng Thần – Tiên – Thánh, tượng Phật, tượng phong thủy đẹp tại TP.HCM.
Quý khách có thể đến trực tiếp cửa hàng để chọn mẫu tượng thờ ưng ý hoặc chọn thỉnh tượng qua website cửa hàng. Lộc Phát có chính sách giao hàng toàn quốc, hình thức thanh toán linh hoạt, chính sách bảo hành rõ ràng, cụ thể. Các mẫu tượng Bà Chúa Xứ của cửa hàng được cập nhật thường xuyên, liên tục, có hình ảnh thật kèm theo thông tin chi tiết về giá, kích thước trên website để khách hàng thuận tiện trong việc tham khảo và lựa chọn.
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, quý khách có thể liên hệ qua Zalo 093.173.8989 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất có thể. Hoặc có thể đến trực tiếp cửa hàng để xem và thỉnh tượng tại địa chỉ:
Đồ Thờ Lộc Phát
- Địa chỉ: 8 Đường Bình Giã, Phường 13, Quận Tân Bình, TPHCM (Xem bản đồ)
- ĐT: 0931738189
- Website: www.dotholocphat.com
- Mở cửa :: T2 – CN / 7:00 AM – 9:00 PM
cho xin giá của các mẫu tượng chúa sứ Thánh Mẫu đi shop ơi
Dạ chào anh, anh vui lòng gửi mẫu đã chọn qua zalo 0931738189 để được tư vấn nhanh nhất ạ